CHƯƠNG V: 8 CÁCH TỐT VÀ XẤU CỦA CAN CHI
Trong 10 Thiên can có 2 cách: can Hạp và Can Phá
Trong 12 Địa Chi có 6 cách: Tam Hợp, Lục Hợp, Lục Xung, Lục Hại, Lục Phá, Tam Hình.
– Can Hạp: Giáp với Kỷ, Ất với Canh, Bính với Tân, Đinh với Nhâm, Mậu với Quý . Can Hạp là cách rất tốt chỉ sự thuận thành, hơn nữa Can là thiên, là gốc vậy
– Can Phá: Giáp phá Mậu, Ất phá Kỷ, Bính phá Canh, Đinh phá Tân, Mậu phá Nhâm, Kỷ phá Quý, Canh phá Giáp, Tân phá Ất, Nhâm phá Bính, Quý phá Đinh.
Về 2 cách này, Tôi chỉ cho các anh chị, các bạn thế này: Đếm theo thứ tự: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý. Từ Can mình cần biết đến can thứ 5 là Can Phá, can thứ 6 là Can Hạp.
VD 1: Từ Giáp là 1, Ất là 2, Bính là 3, Đinh là 4, Mậu là 5, Kỷ là 6
Vậy là Giáp phá Mậu, và Giáp Hạp Kỷ
VD 2: Từ Nhâm là 1, Quý là 2, Giáp là 3, Ất là 4, Bính là 5, Đinh là 6
Vậy là Nhâm phá Bính, và Nhâm Hạp Đinh.
Vậy cho dễ nhớ, hơi đâu mà học thuộc ? Rồi khi dùng thường xuyên sẽ tự nhớ thôi, không cần nhọc trí ngồi học.
– Lục Hợp: Tý với Sửu , Dần với Hợi , Mão với Tuất , Thìn với Dậu , Tị với Thân , Ngọ với Mùi . Chủ sự hòa hợp, ưng thuận
– Lục Xung: Tý với Ngọ , Sửu với Mùi , Dần với Thân , Mão với Dậu , Thìn với Tuất , Tị với Hợi . Chủ sự dời động, chống trả
– Lục Hại: Tý với Mùi , Sửu với Ngọ , Dần với Tị , Mão với Thìn , Thân với Hợi , Dậu với Tuất . Chủ sự ngăn trở, chậm trễ
3 cách này thì vì Tôi không biết cách vẽ bàn tay với các vị trí Tý, Sửu, Dần, Mão nên khó mà chỉ vậy . Nhưng nếu ai đã thấy qua các bàn tay với các vị trí Địa chi trên đó rồi, thì TÔI nói thế này sẽ hiểu ngay thôi:
– Lục Hạp: các Địa Chi bắt cặp theo hàng ngang trên bàn tay
– Lục Xung: các Địa Chi bắt cặp theo vị trí chéo với nhau trên bàn tay
– Lục Hại: các Địa Chi bắt cặp theo hành dọc trên bàn tay.
Do không vẽ được nên Tôi chỉ nói thế thôi, các anh chị, các bạn nào biết qua bàn tay với 12 Địa Chi đó hãy tự để ý vậy nhé !
– Tam Hạp: Thân Tý Thìn (thành Thủy Cục), Dần Ngọ Tuất (thành Hỏa Cục), Hợi Mão Mùi (thành Mộc Cục), Tị Dậu Sửu (thành Kim Cục). tam Hợp chủ sự hội hiệp, tụ tập. Nhưng thường thì nó chậm hơn cách Lục Hợp.
– Lục Phá: Tý với Dậu, Tuất với Mùi, Thân với Tị, Ngọ với Mão, Thìn với Sửu, Dần với Hợi. Chủ sự tan tác, dời đổi
Cho nên ta thấy trong Lục Hạp và Lục Phá có 2 cặp giống nhau là Dần với Hợi, Thân với Tị ==> Cho nên gặp trường hợp đó thì sự tốt đẹp không bền lâu
mau chóng tan rã.
– Tam Hình: Tý hình Mão, Mão hình Tý, Tị hình Thân, Thân hình Dần, Dần hình Tị, Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu, Ngọ hình NGọ, Thìn hình Thìn, Dậu hình Dậu, Hợi hình Hợi . Là cách xậu chủ sự thương tàn, tổn hại
CÁCH DÙNG:
Trong lịch có ghi tên mỗi ngày. Tên mỗi ngày gồm có 1 can và 1 chi, Can đứng trước, Chi đứng sau. Lấy Can của ngày so với Can của tuổi mình, và lấy Chi của ngày so với Chi của tuổi mình. Nếu được cách tốt là ngày ấy hạp với mình,nếu được cách xấu thì mưu sự trở ngại
Thí dụ như mình tuổi Giáp mà gặp ngày Kỷ là được Can hạp, gặp ngày Canh hay Mậu là Can phá.
như mình tuổi Tý mà gặp ngày Sửu là được Lục Hợp, gặp ngày Thân hya Thìn là Tam Hợp ; gặp ngày Ngọ là Lục Xung, gặp ngày Mão là Tam Hình, gặp ngày Dậu là Lục Phá, gặp ngày Mùi là Lục Hại
Tóm lại lấy Can Chi của ngày so đối với can chi của tuổi mình, cốt yếu để biết ngày tốt căn bản mà mình đã chọn khởi công đó có hạp với tuổi mình không. Nếu gặp 1 cách tốt thì cộng thêm 1 điểm, gặp 1 cách xấu thì trừ đi 1 điểm
Sau khi so đối thêm bớt điểm xong, cốt yếu là để chọn ngày cao điểm hơn mà dùng vậy.
Nguồn : 3 Cọp chôm chỉa từ anh em Tử Vi Nam Phái Hậu Thiên Lương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét