Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2022

Lá số tử vi của Phật Thích Ca do cụ Thiên Lương kỷ thượng từng biên soạn


 Dẫn nhập : Vài danh từ cần đuợc ghi ra để giúp độc giả theo dõi bài viết kế tiếp dễ hơn .

BC = before Christ = trước khi chúa Jesus sinh ra đời

Đôi khi viết BCE  (before Common Era) cũng cùng nghĩa ở trên

AD = Anno Domini = kể từ khi chúa Jesus ra đời (Anno = năm, Domini  =Chúa)

Năm nay là 2008 tức 2008 ẠD, tức năm thứ 2008 kể từ chúa Jesus ra đời (thật sự không phải như vậy vì ngài Jesus sinh ra truớc đó nên không thể cho rằng Jesus sinh vào năm 1 AD được) 

Đức Phật xuất hiện trước chúa Jesus nên những ký hiệu thấy như

560 BC (before Christ) hay 560 BCE (Before Common Era) có nghĩa là năm thứ 560 trước Công Nguyên (tức lịch hiện hành)

Tại sap có đề tài này ?

Có người chất vấn về sự xác thực của 1 lá số trong cuốn sách Tử Vi Nghiệm Lý xuất bản năm 1974 tức 34 năm về trước, cho rằng lá số này không đúng, chỉ đọc cho vui vì 2 điểm sau :

1. Cung Phúc bị Triệt thì làm sao mô tả dòng dõi vuơng triều của thái tử Tất Đạt Đa lúc đó

2. 

Lá số của đức Phật trong cuốn TVNL của Ô. Thiên lương thì tôi có thể suy đoán được, nhưng phải nói trước là tôi không tin lá số này đúng.

Về năm thì lá số này Ông Thiên lương dùng mốc 563BC tương ứng Phật lịch là năm 2517 tương ứng công lịch là năm 1973 . Tra bảng hay tính toán một chút thì ra năm tương ứng là Mậu tuất.

Một trong 2 người lên tiếng  cáo buộc, rất vô lý bắt bẻ cách dùng chữ Phật tử trong đoạn của HC (chính là 1 vị Đại Đức của Phật giáo trong vụ lá số đức Phật) .

HC đã viết :  Cụ Thiên Luơng tiếp đón 1 Phật tử nhờ giải lá số Mậu Tuất vào năm xưa và cụ cũng là 1 người có tâm Phật nên rất hoan hỉ dùng nó triển khai thuyết Thái Tuế với thế Hồng Không tu hành trọng đạo ...

Trở lại đầu đuôi câu chuyện, vị Đại Đức nào đó đem lá số của đức Phật mà ai đó  

Van viết :

Không đúng, không phải 1 phật tử  mà là một Đại đức . Không biết nó đưa cho ông xem cái gì ??? 

 

HC hoàn toàn kinh ngạc trước sự chấp nê của Van : Đại Đức tức là 1 Phật Tử đâu có gì khác biệt, Đại Đức cũng chỉ là 1 người có quyền hành hơn Phật tử thông thường, nhưng tất cả từ Hòa Thượng, Đại Lão Hòa Thượng xuống người trong chùa đều là những đứa con của Phật.  Van cũng không đọc đoạn sau HC viết về vị Đại Đức đó trao tài liệu cho cụ Thiên Luơng !

 

Không biết nó đưa cho ông xem cái gì ??? 

 

HC xóa đoán bình luận về câu viết trớt quớt của Van ám chỉ Nó tức là Chính Ấn và ông tức HC.

 

HC


Lá số đức Phật trong sách Tử Vi Nghiệm Lý trang 67 thấy ghi nam nhân Mậu Tuất sinh ngày 8 tháng 4 AL giờ Ngọ, mệnh tại Hợi đắc Thiên Phủ trong thế Hồng Không tu hành trọng đạo khôn ngoan hiểu biết !

Thật sự lá số này phản ảnh đức Thế Tôn ?

Trước khi trả lời câu hỏi này với phần biện chứng, người thính mũi tò mò nhất trong làng bói toán mạng ảo cần phải đi tìm các tin tức về đức Phật nhất là lúc sinh ra .  Sau đây là các thứ biết được về ngài, dĩ nhiên dựa trên các DATA lập đi lập lại không có nghĩa là phải đúng !

1. SInh trưởng từ gia đình vua chúa, cha là tiểu vuơng của 1 nước nhỏ miền Bắc Ấn Độ

2. Năm sinh vẫn chưa xác định rõ ràng, duy nhiều học giả cho rằng ngài sinh 560BC (sinh 560 năm trước Công Nguyên)

3. Ngày sinh ra là ngày trăng rằm của tháng 5 DL.

4. Giờ sinh có chỗ nói là giờ Tý, có chỗ nói là trời vừa sáng

5. Lúc sinh ra thì đức Phật biết đi liền, 7 bước trên bông sen, chỉ tay lên trời tuyên bố "Trên trời dưới trời chỉ một mình ta là lớn.". (HC tin đây là huyền thoại không nên tin).

Sau đây là trích đoạn từ các truy tầm trên mạng đem lại :

Thái tử sinh lúc mặt trời vừa mọc, nhằm ngày trăng tròn tháng hai Ấn Độ, tức là ngày mồng tám tháng tư lịch Tàu. Ngài sinh vào khoảng 563 năm trước Tây lịch.

 Wiki_answer: I found different years cited as Buddha's birth year. They were 560, 563, 564, 623 and 624 BCE. Almost all sources cited the full moon of May as the birth date, although 2 sources cited April 8.

The May full moons for these years are: May 7, May 11, May 21, May 14 and May 25. April 8 was a full moon in 560 BCE.  (chỉ có năm 560 mới là năm có tháng 5 trăng tròn vào ngày 8 tháng 4 AL)

Tạm dịch: đức Phật có thể sinh vào 1 trong 4 năm sau : 560, 563, 564, 623 and 624 BCE. Riêng chúng ta biết đức Phật sinh vào ngày trăng tròn tức phải là ngày 8 tháng 4 năm 560 trước Công Nguyên (tức trước khi Chúa Jesus ra đời) .

Dùng năm chết suy ra năm sinh:

Ngay cả năm chết cũng không rõ ràng, nếu cho rằng 560 BC là năm sinh thì năm chết phải là 420 vì 560 tiến tới 420 tức 80 năm là tuổi thọ của đức Phật .

Hãy đọc đoạn từ Wikiepedia: the majority of those scholars who presented definite opinions gave dates within 20 years either side of 400 BCE for the Buddha's death, with others supporting earlier or later dates.

Tạm dịch : đám đông các học giả xác quyết Phật chết khoảng 20 năm trước hay sau mốc 400. Tức năm 420BC hay 380BC.

Nếu dùng 560BC là năm sinh của đức Phật thì năm chết sẽ là 420BC rất khớp với đoạn trên vì đức Phật thọ khoảng 80 tuổi !

Còn tiếp,

HC


Sự kiện nhiều người, nhiều nguồn cho là đức Phật sinh vào ngày trăng rằm (tức đêm đó chị Hằng mặt tròn quay) được xem như thật . Đọc các sách, truy các diễn đàn đều thấy ghi ngày 8 tháng 4 AL.  Có chỗ ghi rõ hơn đó là ngày của tháng 5 và nói thêm đây là ngày 8 tháng 4 AL theo lịch Tàu tức Âm Lịch mà theo đó chỉ có năm 560 BC mới có ngày 8 tháng 4 AL là ngày trăng rằm tức đức Phật sinh vào năm Canh Thìn, ngày 8 tháng 4 AL, giờ Ngọ (1).

Đúng sai tuyệt đối không thể chắc được.  Nếu ngày 8 tháng 4 AL đã sai từ cơ bản thì kể như công sức của lão kỳ viên trôi theo sông ra biển.  Nhưng con người thường sống bằng sự mơ ước và tin tưởng, nếu không nghĩ mình đúng thì làm gì có sự tích Ngu Công năng lực trì chí như con ngựa thồ đất đá đêm đổ đêm ngày trong lúc đục núi làm đường.  Ngày nay chúng ta lại thấy anh DealingHonestly cũng ôm con Mã trong mệnh có cả Song Hao đắc cũng liên tục bỏ công chứng tỏ hồ sơ pháp lý đáo tụng đình, anh ấy lại dùng cái avatar đầu ngựa nhìn thẳng nhìn cao, đâu khác gì một Ngu Công Việt Nam thời nay.

Con người tự làm khổ mình qua những phép tắc, suy nghĩ cứng ngắc giáo điều, ngay cả tu hành chưa tới thì cũng loay hoay trong cái vỏ cứng nhám mà không thẳng lên bầu trời vô tận thấy tất cả như đại gia Kim Dung vua truyện kiếm hiệp ôm Tử Sát lừng lẫy kiêu hùng tại Tỵ nhờ Đào Không Thiếu Duơng mà khôn lanh hơn người nhưng sự sáng tác ngoạn mục rất kỳ ảo lạ lùng tuyệt vời văn chuơng sáng tỏa Bắc Phuơng là nhờ cung Tật chứa Đồng Âm tại Tý chiếu sang cung Phụ Mẫu nên thừa hưởng bút pháp như thần lai láng trử tình, ngay từ khi tuổi 15-16 đã trở thành 1 ngôi sao có hạng khi vào DH cung Phụ Mẫu sát nách cung mệnh chỉ vì bộ Đồng Âm sáng quá hội Cự Nhật quan phong tam đại khí thế hùng hồn mà trước giờ chúng ta chưa thấy ai hơn được ông về mặt phong phú trong sáng tác các bi hùng ca của 1 thế giới ảo tưởng xa vời nhưng rất thật !

HC

(1) đức Phật Thích Ca có lẽ thật sự sinh ngày 8 tháng 4 AL giờ Ngọ năm Canh Thìn sẽ được phân tích bởi ngòi bút môn Bo'i Toán vi vút nhất trên mạng ảo ngày mai !


Vấn đề nhạy cảm của đề tài lá số Đức Phật,

Năm xưa, cụ Thiên Lương trình lá số đức Phật trong cuốn Tử Vi Nghiệm Lý, chắc cũng làm phản cảm vài người mặc dù cụ TL rất cung kính trong biện chứng số mệnh của Như Lai ghi nhận qua bản lá số.

Vậy ai đó khắc đúc tượng đức Phật đẹp mê ly, có chắc đã trúng như người thật không, cho dù tượng đẹp đâu khác gì văn sĩ đê thơ khen tặng thần tình yêu .

Tán tụng đức Phật,  xem là phản cảm, vậy đục bỏ tượng Phật tại Afganistan thì phải giết nhau hay sao?  Con người càng tu thì cái ngã càng lên cao.  Lão ngoan sinh hoạt tại 1 diễn đàn Phật giáo chứng kiến các người ngộ Không cư xữ chấp nê không khác gì người bình thường!

Khổng Tử xấu xí như tên côn đồ (lời tự thuật), tổ Bồ Đề Đạt Ma râu ria hung tợn, Mạc Đỉnh Chi hình tướng xấu xí, đức Phật da ngâm đen giống Ấn Độ ... tất cả chỉ là ngoại hình không thật.  Nhưng ai mô tả như sự thật thì người đó xấu lắm hở ? Vậy có ai dùng hình Phật xấu khác hẳn vẽ đẹp thanh tú phúc hậu trước giờ, thì cho rằng người đó khinh cả 1 tôn giáo và đòi chém giết người đó hay sao.  Ai đó phân tích Mohammed giáo chủ chỉ là 1 tiểu thương với bịnh giật kinh phong có tài làm thơ nhưng đây là thơ của quỷ (Satanic verses) thì nguời đó quá đáng, cho dù cũng có lý phần nào, nên đành trốn chạy còn không sẽ bị giết bởi đám Hồi giáo cực đoan.

Tự mình đã xem trọng cái mình đã biết, cái mình tin là đúng .

Ngay cả tôi lấy nick Đại Bi cũng bị nguời si mê cho là sai trái trong khi đó nguời đó coi bói toàn hăm he cô bị Vong, cậu bị Vong ... nói như vậy có đúng là 1 Phật tử hay không?  Nhưng đến khi nói giọng đạo thì giở mặt đạo đức và trù ẻo thì hay hơn ai cả.

Lão ngoan này sinh hoạt tại 1 diễn đàn khác, từng chất vấn những người tu mấy chục năm, tuổi đã 70, về những thứ phản bác của chính người đó  làm người đó phải chịu im và bỏ đi !

Ai không thích thì đừng đọc, may mà lão ngoan tán tụng đức Phật, còn không thì chúng vào chúng hét điếc cái lổ tai luôn ! 

HC

Bây giờ lão ngoan không thích viết thêm cho chủ đề này nữa.  Công sức bỏ ra suy nghĩ dàn dựng, truy lục tin tức  ... người bình thường không ai làm được chuyện này .

Chắc CindyNg và ToanTam dzui lắm hở ! Tôi đã mất hứng rồi, dàn bài và bản nháp đã viết xong 2 ngày trước, lưu trử bằng wordpad, chắc để cho mối nó ăn ! Lão ngoan chẳng sợ ai cả, chẳng phải tự ái, từng tuyên bố sự ngu si của con người như các cây nấm nhảy lung tung ... và tôi không muốn là cây nấm to nhất !

Tu hành vẫn bị số mệnh chi phối như thường: hòa thượng Hư Vân đoán trước mình sẽ bị kiếp nạn, dặn tăng chúng lúc xãy ra ngài bị lao động khổ cực mà các đệ tử đôi khi cần tránh né vì chế độ áp chế tôn giáo (CS Trung Quốc sau 1949).

Tổ Huệ Năng phải mang Y Bát chạy thoát đám tăng cuồng tín, ông cha Công Giáo bị ung thư xin về VN chết trên quê huơng, sư tổ tu xạo (Long Hoa Nhị Phật Hội) sinh năm Mậu Thìn (1928) vẫn bị cung Tật Ách hành hạ ...Huệ Năng gian khổ tu hành, văn phong của ông khí lực đầy tràn, tuổi trẻ cực khổ, ngay tới trung vận cũng phải tìm cách ẩn cư cho qua cơn khó (Vũ Sát cư Mão).

Hòa Thượng Thích Đôn Hậu uy tín với trọng trách, chính là Thiên Phủ cư Dậu trong thế Tứ Linh ! Còn nhà sư tranh đấu thời kỳ đệ I Cộng Hòa Thích Trí Quang phải chăng là Tử Tham cư Dậu theo sách của cụ Thiên Luơng hay theo tự truyện của chính ông Trí Quang tức mệnh VCD cư Thân đắc Cự Nhật và cung An Thân hưởng bộ Cơ Luơng nên giờ đây chuyên nghiên cứu kinh điển PG ? 

Các bạn không thấy Trung Cộng đàn áp Tây Tạng và tu sĩ Mật Tông phải bỏ xứ đi, trong đó có Đai Lai Lạt Ma hay sao, phải chăng số kiếp lưu lạc của ngay lá số Đại Lai Lạt Ma là như thế đó ?

Ngay trong nước các nhà tu hành PG như Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang cũng chịu 1 cảnh ngộ nào đó trong khi Thích Thanh Từ, Thích Nhất Hạnh lại được ưu đãi - phải chăng số mệnh của họ đã vẽ ra  những con đường định mệnh khác nhau phản ảnh sự chọn lựa cá nhân ? 

laaicungduoc có đăng bài đồng quan điểm với HC (sau đó xóa rồi bởi laaicungduoc) chứng kiến các người tu hành vẫn bị số mạng chi phối !

HC

=======================================

Sau đây là chuơng trình hành động (tức suy nghĩ bóp đầu dựng tóc gáy) để truy tầm năm tháng ngày giờ sinh của đức Phật .  Hi vọng sau khi chúng ta đồng tình với phuơng án này thì tất cả sẽ thấy trường phái chính tông Tử Vi Việt Nam là số một như 4 chữ Đệ Nhất Kỳ Viên. 

Phuơng án tìm kiếm bao gồm 2 khâu:

1. Cứu xét các dữ liệu lịch sử để xác định năm tháng ngày giờ sinh.

Như đã trình bày ở trên, qua vài bài viết,

Thái tử Tất Đạt Đa tức đức Phật sau này, sinh vào ngày rằm trong tháng 5 DL nào đó của niên kỷ thứ 5 trước Công Nguyên (tức trước chúa Jesus ra đời) .

Ngày rằm 8 tháng 4 được nhắc đến nhiều lần qua sách vở.

Chỉ có năm 560 BC (560 năm trước Công Nguyên) mới có ngày 8 tháng 4 AL là ngày rằm.

Giờ sinh có chỗ ghi giữa đêm, có chỗ ghi tờ mờ sáng.  Xem ra chúng ta phải dùng lăng kính Tử Vi để quyết định giờ sinh tức chúng ta phải nghiệm lý các cách bộ để xem chúng có phản ảnh thân thế, tư tưởng, tính tình, và sự nghiệp của đức Phật Thích Ca, từ đó  xác định cung mệnh như thế nào, tính ra giờ sinh. Nói cách khác, khi chúng ta cho rằng năm 560 BC (Canh Thìn) ngày 8 tháng 4 AL có nghĩa là chúng ra sẽ lựa lá số nào hợp lý nhất trong 12 lá số của ngày sinh, tức sẽ quy ra giờ sinh, dựa theo phuơng án ghi theo sau đây.

2. thân thế, tư tưởng, tính tình, và sự nghiệp

Còn tiếp

Tôi xin chép lại những thông tin trong trang web mà có bạn đã giới thiệu.
--------------
Nhân dip Đại Lễ Phật Đản năm Quí Mùi 2003, tôi xin gửi đến quí độc giả bốn phương, nhất là Phật Tử, hãy cùng tôi tìm hiểu và xác định ngày nào là ngày Đại Lễ Phật Đản, tại sao tôi lại trở lại vấn đề này, vì có một số người hỏi tôi, bằng thơ, điện thoại, E-Mail và yêu cầu tôi giải thích, thực ra tôi không đủ trình độ để xác định ngày nào là ngày Đại Lễ Phật Đản chính thức và đúng, nhưng tôi cũng cố gắng sưu tầm biên soạn ra tư liệu này cống hiến quí vị Phật Tử hiểu rõ. Nếu quí Chư Tôn Đức Tăng, Ni và các vị thiện trí thức cao minh nào có các dữ kiện khác kính xin chỉ giáo.

             Đây là một sự kiện lịch sử, là một nghi lễ trọng đại nhất trong đạo, đối với ngày xuất thế của Đức Thế Tôn, ngày lễ này đã được lưu truyền từ ngàn xưa, ngay từ khi đạo Phật ở Ấn Dộ mới truyền sang các nuớc phương Đông, những bộ kinh Phật phiên dịch từ Phạn văn ra Hán văn, ở đơiø Đông Hán (Trung Quốc), bộ nào nói về lịch sử Phật Tổ, ngày giáng sinh của Đức Phật Thích Ca đã xuất hiện là ngày 8 tháng 4 âm lịch, điều này nhiều nhất thấy ở các kinh sách Phật Giáo Bắc Tông. Nhưng Bắc Tông cũng có bộ nói sinh ngày 15 (trăng tròn) đó là bộ Tây Vực Ký đời nhà Đường.

             Trước kia nước ta cũng như các nước lớn trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.....đều làm lễ Phật Đản vào ngày 8 tháng 4 âm lịch . Tên gọi cũng như việc làm ngày Phật Đản, “ngày tám tháng tư “ đã lưu truyền hàng bao thế kỷ ở nhiều nước trên thế giới, đã trở thành phong tục tập quán cổ truyền, ấn tượng ăn sâu vào đầu óc mọi người, kể cả người theo hay không theo đạo Phật cũng đều nhớ như vậy.

“Cách xa dù mấy nhịp cầu.

      Đến ngày Phật Đản 5 châu cũng gàn.”

                “Dù ai buôn bán đâu đâu

       Nhớ ngày Phật Đản rủ nhău mà về”        &nb sp;   Nhưng kể từ đầu thập niên năm sáu mươi thi ngày Phật Đản lai là ngày 15 tháng 4 âm lịch và cứ tiếp nối từ đó đến nay hàng năm cứ đến ngày trang tròn tháng 4 là ngày Đản Sanh của Đức Thế Tôn mà hầu hết các nước ở Châu Á và những người con Phật trên kháp năm châu đều nhộn nhịp tổ chức kỷ niệm của Đức Phật giáng trần. Vậy ta thử tìm hiểu xem tại sao ?. Nguồn gốc của đạo Phật là phát sinh từ xứ Ân Độ, Trung Quốc là một nước lớn đạo Phật du nhập sớm, kinh sách dịch ra chữ Hán rất nhiều, truyền sang nước ta gắn liền với âm lịch hiện nay ta vẫn dùng. So sánh hai thứ lịch này với nhau để xét tìm bàng cớ : Phật giáng sinh vào ngày nào, tháng nào của lịch Ấn Độ, ngày đó có phải ngày trăng tròn hay không, đem ghép vào lịch Trung Quốc mà tính toán, xem nhàm vào ngày nào, tháng nào của thứ lịch này thì mới thấy rõ được.

             Ở đây chú ý một diều : Gọi là ngày trăng tròn, nhưng chính là thời điểm trăng tròn thì giờ quãng đầu của ngày đó, phải tưởng tượng như mình đang đứng ở góc độ múi thứ sáu của địa cầu làm mốc mà nhìn trăng tròn, mới đúng giờ “sao mai mọc” hay giờ Dần, khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni đản sinh ra cõi nhân gian trong ngày đó. Nếu chỉ chung chung, dựa vào những câu đơn thuần trong các bộ kinh sách nói từ xưa, thì không có gì xác đúng cho lám, không thể khám phá vấn đề mà giải quyết dứt khoát được.   

             Trong bộ Phật tổ thống ký đã tập hơp sáu bộ kinh sử đều nói Phật giáng sinh năm Giáp Dần : a)Chu thư dị ký. b)-Pháp bản nội truyện, c)- Nguỵ thư – d)- Nam nhạc, -đ)- Phụ hành, e)-Pháp lâm. Tất cả đều thống nhất nói rằng : Đức Phật Thích Ca giáng sinh nhằm đời nhà Chu Cơ, vua Chiêu vương năm thứ 26 (có chỗ nói năm thứ 24) là năm Giáp Dần (tính theo lối 60 mươi năm hoa giáp của Trung Quốc).

             Bộ thống ký này tính toán rất tỷ mỷ, diễn tả từ khi Phật còn là vị Bồ tát ngự trên cõi trời, Đản sinh xuống cõi người, đến khi xuất gia (năm Mậu Dần, 25 tuổi đời), thành đạo ( năm Quí Mùi, 30 tuổi đời) , nhập diệt (năm Mậu thân, 79 tuổi đời). Tính đến năm Đinh mão – dương lịch 67 – niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10, đời vua thứ II Minh đế đời Đông Hán, kinh Phật băùt đầu truyền dịch sang chữ Trung Quốc, rồi tính tiếp đến năm 2003 thì được 3021 năm.

             Như vậy Đức Phật giáng sinh trước vị Giê-su giáng sinh 1027 năm (Năm kỷ nguyên theo tây lịch là năm Tân Dậu, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 6, một số nước theo thiên Chúa giáo ở Châu Âu cũng chưa tìm được đúng năm sinh của vị Giê-Su, khi ấy họ hop nhau lại bàn cách đem số nguyệt chu nhân với số tuần chu để lấy kết quả được (19x28=532) liền quyết định lấy ngày năm đầu của số này làm năm kỷ nguyên của Thiên Chúa gọi tát là Công nguyên.

             Ngay cả cái ngày 25 tháng 12 cũng là ngày sinh của vị thần Công-xtăng-ti-nốp sùng bái, sau khi chinh phuc được nước này rồi lấy ngày đó làm ngày Noen của vị Giê-su, theo lối Âu Tây thường kể tuổi tròn, người ta qui định vị Giê-su tuổi Canh Thân, năm tuổi này là năm thứ hai trước kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, niên hiệu nguyên thọ, đời vua Ái Đế nhà Hán Trung Quốc. Khổng Tử sinh trước vị Giê-su 551 năm, khớp với thuyết của sư Tổ Hoàng Tán : Đức Phật giáng sinh trước ngài Khổng Tử 477 năm. Cộng được : (477-1+551)= 1027 năm.

             Người Anh lúc đó cai trị Ấn Độ có đào được tấm bia của Vua A-Dục khắc về niên đại Phật Đản, theo trên tấm bia này thì Phật giáng sinh lại là năm Bính Thân, tính đến năm 2003 là 2567 năm. Căn cứ trên các tư liệu nêu trên và các dữ kiện khác do đó trong đại lễ kỷ niệm Phật Giáo thế giới tại Tích Lan năm 1956 mới quyết định lấy ngày trăng tròn 15 tháng tư Âm Lịch làm ngày kỷ niệm Đức Phật giáng sinh cho cả thế giới.

             Tuy nhiên, ở những nước có Phật giáo nhưng không có Âm Lịch thì người ta theo dương lịch mà nói : “Phật giáng sinh ngày trăng tròn “ trong tháng năm dương lịch hằng năm cứ luôn luôn xê dịch : trong 100 năm chỉ có 4 năm là ngày 15 tháng 5 trăng tròn mà thôi. mặc dầu vậy, nhưng ngày trang tròn của tháng tư Âm Lịch lúc nào cũng rơi vào tháng 5 dương lịch. Nước ta và những nước theo Âm Lịch thì xưa nay vẫn tính năm, Phật sinh năm nào thì kể ngay năm ấy là một.

             Muốn xác định được ngày đại lễ Phật Đản trước hết phải tìm những điều ghi trong các kinh sách nói về lịch sử Phật tổ cả Bắc Tông lẫn Nam Tông (về ngày Phật Đản kinh sách Nam Tông nói rất đơn giản chi qui gọn một câu “ngày trăng tròn” mà thôi). đem đọ với giữa 2 thứ lịch Ấn Độ và Trung Quốc mà tra cứu thì mới đạt được yêu cầu mong muốn.

             Ấn Độ từ xưa vẫn có 4 thứ lịch : lịch Sóc vọng, lịch Mặt trời, lịch Địa cầu, lịch Ngôi sao. Trung Quốc cũng có 4 thứ lịch : lịch nhà Hạ, (chính kiến dần) lịch nhà Thượng hay nhà Ấn (chinh kiến sửu), lịch nhà Chu, (chính kiến tý), lịch nhà Tần (chính kiến hợi). Bốn thứ lịch này đều là Âm lịch. Lịch nhà Hạ vẫn hiện hành từ xưa đến nay, có thể gọi là âm dương lịch, vì nội dung đối chiếu cả các ngày tháng về dương lịch.

             Nay chỉ cần dùng 2 thứ lịch : Sóc vọng của Ấn Độ và Hạ lịch (ta thường gọi là nông lịch) của Trung Quốc mà xác định ngày lễ Phật Đản, vì 2 lịch này đều tính theo độ số chu toàn của sao Thái Âm xoay quanh trái đất mà làm lịch. Mỗi nguyệt chu là 19 năm, cũng mỗi năm 12 tháng, có tháng đủ, có tháng thiều và tháng nhuận bù trừ vào nhău, mặc dù ngày tháng sáp đạt có chênh lệch mỗi năm đều khác nhău.

             Mỗi tháng của lịch Ấn Độ đều muộn hớn lịch Trung Quốc một tháng rưỡi. Ngày trăng tròn của lịch Ấn Độ thì đạt vào ngàycuối cùng của mỗi tháng, chứ không phải giữa tháng như lịch Trung Quốc. Các ngày 30 trong mỗi tháng của lịch Ấn Độ đều trùng hợp với ngày 15 trong mỗi tháng của lịch Trung Quôc, như thế ngày trăng tròn của lịch Ấn Độ tức là ngày trăng tròn của lịch Trung Quốc vậy.

             Chỉ có một điều khác nhău giữa 2 lịch nhưng không ảnh hưởng sai trái với ngày trăng tròn. Nghĩa là lịch Trung Quốc một năm chia thành 4 mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông, lấy 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão.....đạt tên cho 12 tháng. Lịch Ấn Độ thì chia một năm làm 3 mùa : Xuân, Hạ, Đông (mỗi mùa 4 tháng) không có mùa Thu, lấy tên 12 ngôi sao đặt cho 12 tháng.

             Trên đây tôi sưu tầm biên soạn để chứng minh tại sao ngáy Phật Đản lại có sự thay đổi từ ngày 8 tháng 4 ra ngày 15 tháng 4 âm lịch, và xác định ngày Phật Đản là ngày trăng tròn. Đây cũng là ngày rất trọng đại đối với người Phật Tử chúng ta cần nghiên cứu tìm hiểu để am tường về bối cảnh lịch sử của Đức Bổn Sư .Tôi hy vọng đã góp một phần sự hiểu biết nông cạn của mình vào việc hoằng dương chánh pháp. Nếu qui chư Tôn Đức Tăng, Ni hoăïc các vị thiện trí thức, có những dữ kiện nào chính xác hơn xin chỉ giáo và có những gì thiếu sót kính xin quí ngài niệm tình thứ lỗi.

LÁ SỐ TỬ VI CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA – MỘT VỊ ĐẠI LỰC, ĐẠI HÙNG, ĐẠI BI .
- Đây là đoạn trích dẫn trong tập sách tử vi của cụ THIÊN LƯƠNG, sau đây Tử Vi Số Mệnh xin giới thiệu đoạn dẫn này.
- Ngày sinh: ngày 8 tháng 4 năm Mậu Tuất, giờ Ngọ
- Thưa tiên sinh sau một tời gian theo dõi đọc KHHB, nhất là số 11 ngày 15.10.73 vừa rồi, tôi đánh bạo đến đây mong rằng tiên sinh chỉ bảo cho biết thêm về tử vi.
- Bạch Đại Đức, hôm nay Đại Đức chiếu cố đến thật vinh dự cho tôi, biết đâu sau khi ra về, Đại Đức sẽ thấy thất vọng, cái tôi chỉ là thiểu học không căn bản. Xin thưa thật, sỡ dĩ tôi dám mạo muội trình bày ý kiến không ngòai mục đích tìm thầy mở lối.
- Xin tiên sinh đừng quá nhún nhường, tôi thật tình là một người tìm học tử vi, hôm nay có mang theo một lá số mà tôi có công sưu tầm theo sự hiểu biết của tôi, mong tiên sinh giải đáp cũng như những lá số tiên sinh đã phân tích lâu nay trên KHHB để làm thước ngọc khuôn vàng cho mức học của tôi. Không nói ra, chắc sau khi xem, tiên sinh cũng biết đây là số của đức Thế Tôn mà đời tôi đã trao trọn cho giáo thuyết của Ngài, căn cứ theo năm sinh là năm 563 trước dương lịch (Mậu Tuất) lấy ngày 8 tháng 4 giờ Ngọ để lập thành, xin tiên sinh cứ trung thực phân tách may ra tôi mới thêm phần nào ánh sáng.
(Trên đây là lời đàm thọai được ghi trong cuộc nói chuyện giữa cụ Thiên Lương và một vị Đại Đức, độc giả của giai phẩm KHHB)
- Sau cuộc tiếp chuyện với Đại Đức không quen biết, không dám phụ lòng người thành thật đã chiếu cố, để đền đáp công người đến tận nhà khuyến khích và được biết lá số của Đức Phật, tôi cố tìm kiếm những điểm chính nào mà Ngài đã vượt hơn thế nhân gọi là tuệ giác.
- Tuổi Mậu Tuất, Mệnh Thân đồng cung tại Hợi, ở vị trí sáng suốt cùng với thiên địa cảm thông, như người có sứ mạng, có sự đồng minh của thiêng liêng để dìu dắt nhân loại (Thiếu Dương được Hồng Đào Hỉ). Thiên Không đây mới thật vấn đề tài tình. Ở vị trí Dần Thân Tỵ Hợi, Thiên Không phải phụ thuộc Hồng Loan, dầu đồng cung hay xung chiếu, là bản tính của người không ham phù vân, tự tu tự tỉnh biết trọng cái lý công bằng thiên nhiên, hễ vay là phải trả, muốn là phải khổ, mọi sự vật đều là không, là chân lý vô thường của nhà Phật, là chân lý thường diễn biến hàng giờ hàng phút, tất cả không có gì là không biến dịch từ cái sinh đến cái diệt cứ liên tục thay nhau bất tận của cái thế luân hồi.
- Phủ phùng không là cái phủ trống rỗng, là cái không có gì, ngay cái mệnh của Ngài coi cũng là Không, thiết tưởng Hồng – Lộc xung chiếu, Ngài còn thiết gì mà không ngăn cách bằng Tuần, huống chi Hồng Lộc là miếng mồi ở trong có thuốc độc (Hà-Sát) với Ngài là bậc tuệ giác làm sao mà không coi thường gạt bỏ.
- Thiên Không đã tài tình mà Cô Thần ở đây không kém phần đặc sắc. Người ta thường nói Nam kỵ Cô, nữ kỵ quả thì lý đương nhiên là người cô quạnh cho đến cả vợ con ruột thịt đồng bào nhân loại đại –đồng, dầu Đông hay Tây, Nam hay Bắc dưới tệ nhãn của Ngài (Thiếu Dương Thiên-Hỉ) đều là con người nay kiếp này, mai kiếp khác cũng như nhau, Ngài vẫn một tình thương âu yếm nhân hậu ( Thiên-Đức, Nguyệt –Đức, Long- Đức, Phúc-Đức).
- Khoa, Đào, Việt, Tả Hữu là vạn năng của Phật, dầu ở khía cạnh nào vẫn là tập trung ở cái nhân tứ đức, cái tuệ- giác quán thông của Ngài cùng trời đất( thân mệnh đồng cung).
- Thiên tướng cung Quan ở Mão là Thiên Tướng hãm, nếu là tuổi khác không được Thiếu-Dương, không được Tứ-Đức, có lẽ đây là 1 ông thầy tướng số có hạng. Với Đức Phật như lá số này (Mậu-Tuất) chỉ là một thầy tu khiêm tốn không quyền uy, không ép buộc, không khuyến dụ ai phải theo mình, ai hỏi thì nói, nói rồi coi cũng như không nói. Thiên Tướng đây có tính cách bình dân muốn để quần chúng tự ý giải thoát mình, chứ Ngài không muốn cho mình là người sáng ban phát ơn-huệ cho ai là người mê muội. Cái phẩm chất của Thiên Tướng (Mão Dậu) nó đã giản dị cặp thêm thiên quan có ý nghĩa thông cảm trời cao (Dương), Thiên-Phúc đất rộng (Âm) là sứ mạng của người thông đạt lý lẽ âm dương muốn mọi người hết mê để tự mình thành Phật hết cả.
- Nó thong thả tự do tự mình cởi mở lấy mình, ngay cả những lời Ngài nói đừng có tin ngay. Chứng nào thấy chắc chắn có giá trị thì hãy theo cũng có nghĩa căn bảo người ta chớ đừng sùng- tín dễ dàng để rồi dễ thành thành –kiến sai lạc cho học thuyết luân lý hay tôn giáo.
- Căn cứ theo số này người Dần Ngọ Tuất vận hành đến Tỵ Dậu Sửu là phải khắc phục và bị sa lầy, biết rằng Ngài giác Ngộ từ năm 29 tuổi và dấn thân vào khổ hạnh hành xác mất 6 năm tức là ở giai đọan 22-31 mất 3 năm chót và 3 năm đầu ở giai đọan 32-41. Ngài đắc đạo năm 35 tuổi thành một vị thế tôn. Ở vị trí Quan-Phù, Thai-Tuế, Bạch Hổ cùng ảnh hưởng của Thái Dương ở Dần là mặt trời ló dạng ở Chân trời, rồi từ đó mà đi cho đến ngày tịch ở tuổi 80 ở cung Ngọ được Nhân loại tôn sùng kính bái cho đến ngày nay trên 2.500 năm.
- Đời Đức Thế Tôn Thích Ca dĩ nhiên Ngài thành Phật là ở chỗ Tuệ-giác hơn người ( thân mệnh đồng cung ở vị trí Thiếu Dương, Thiên-Hỉ hội đủ Tả Hữu, Khoa,Đào, Việt, Thiên Đức, Nguyệt Đức, Long Đức, Phúc Đức và cả bộ Thiên Quan, Thiên Phúc) mới dứt bỏ được địa vị cao sang, vợ đẹp con khôn phải là một người hùng, không ỷ lại vào đâu để tìm chân lý là người có nghị lực, song rồi chỉ có một hoài-bão sao cho nhân loại được giải-thoát trần ai khổ ải là đại từ bi.
- Bạch Đại Đức theo lá số này, cứ như thiển kiến của tôi, có lẽ hình ảnh Đức Thế Tôn có phần in đúng, thì dĩ nhiên sự giác ngộ sâu rộng của Đại Đức đã tiến gần Đức Thế Tôn. Vậy để tạ lòng chiếu cố, tôi xin tóm tắt trình Đại Đức, không dám nào đánh trống qua cửa nhà sấm.
🙏🏻🙏🏻🙏🏻🙏🏻🙏🏻🙏🏻🙏🏻
Nam mô A Di Đà Phật!

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Tất cả nghiệm lý của cụ Thiên Lương và Hậu Thiên Lương về 4 vòng

 Cụ Thiên Lương tổng kết có 4 dạng tính cách trong xã hội, cụ thể:


1. Người nào có cung mệnh thuộc tam hợp Thái Tuế - Quan Phù - Bạch Hổ, thì khó có thể là người bất nhân bất nghĩa, tính khí khảng khái, trong giao tiếp thường rõ ràng, hợp tác minh bạch, giữ lời, coi trọng chữ tín; đôi khi có thể cứng nhắc. Những kẻ phạm trộm cắp, giết người, cướp của, lừa đảo, ... thì không thể là người có mệnh thuộc tam hợp này.

2. Người có cung mệnh thuôc Tuế Phá - Tang Môn - Điếu Khách, thì trong giao tiếp hay phản bác người khác, ít kiên nhẫn lắng nghe người khác, hay đả kích người khác, bảo thủ, cực đoan, giữ chặt ý kiến của mình dù đúng hay sai. Những người hay phê bình, làm nghề phê bình, chỉ trích, bất đồng chính kiến, thường thuộc tam hợp này.

3. Người thuộc Thiếu Dương - Phúc Đức - Tử Phù, thì thường khôn khéo, nhanh nhạy, khéo léo, biết lúc tiến lúc thoái, có thể đôi khi khôn lỏi, giao tiếp khôn ngoan và dễ tạo thiện cảm ban đầu. Người này giỏi ứng biến, smart mind, tuy nhiên hơi thiếu chính kiến, gió chiều nào theo chiều đấy.

4. Người thuộc Thiếu Âm - Long Đức - Trực Phù, trong giao tiếp ít khi tranh luận với ai, và nếu tranh luận thì thường nhận lấy phần thua (không hợp làm luật sư), thường là ít nói, ít tranh đấu cho quyền lợi bản thân, ít khi nói ra miệng suy nghĩ bản thân, thiếu tính quyết liệt, ngại tranh đấu, ngại va chạm.

VÒNG THÁI TUẾ

Có lẽ đây là vòng sao quan trọng nhất đối với người nghiên cứu Tử Vi bởi vì vòng sao này diễn tả tính khí phẩm hạnh của đương số cũng như nó cho biết chu kỳ thăng trầm của cuộc đời cho nên một lần nữa ta lại phải phân tích hành của tam hợp : dần ngọ tuất là hỏa, thân tí thìn là thủy, tỵ dậu sửu là kim, hợi mão mùi là mộc.

Vòng thái tuế có 12 sao là thái tuế, thiếu dương, tang môn, thiếu âm, quan phù, tử phù, tuế phá, long đức, bạch hổ, phúc đức, điếu khách và trực phù ; 12 sao đó chia thành 4 nhóm Mệnh danh như sau :

+ Nhóm chính phái : thái tuế, quan phù, bạch hổ.

+ Nhóm tả phái : tuế phá, điếu khách, tang môn.

+ Nhóm thiên hữu : thiếu âm, long đức, trực phù.

+ Nhóm thiên tả : thiếu dương, tử phù, phúc đức.

Những người tuổi dần ngọ tuất, các Cung Mệnh tài quan đóng ở 3 Cung dần ngọ tuất tức là có nhóm sao chính phải đóng ở 3 Cung dần ngọ tuất tức là có nhóm sao chính phải đóng thì là những người đảm lược, anh hùng quảng đại. Tiếp tục luận như tên thì những người thuộc tuổi tỵ dậu sửu, thân tý thìn hợi mão mùi mà 3 Cung Mệnh tài quan đóng ở 3 Cung trên đều là chính phải cả. Giai đoạn tuổi ở 1 trong 3 Cung thái tuế, quan phù, bạch hổ đến là thời vận tốt nhất cho đương số. Khi Cung Mệnh của đương số thuộc nhóm tả phái tức là có những sao tuế phá điếu khách tang môn ở Cung Mệnh tài quan thì đó là những người bất mãn và hay gặp chuyện trái ý phật lòng. Cung Mệnh thuộc nhóm thiên hữu tức là ở Cung Mệnh tài quan có sao thiếu âm long đức trực phù là những người bản chất hiền lành nhu nhược hay bị lợi dụng. Cung Mệnh thuộc nhóm thiên tả tức là ở Mệnh tài quan có các sao thiếu dương tử phù phúc đức là những người khôn vặt lanh lợi hay toan tính chuyện lấn lướt người khác.

Ta cần ghi nhận rằng Tử Vi được hình thành trong cơ cấu của dịch lý qua 2 động lực căn bản âm dương và ngũ hành do đó cần tìm nguồn tương quan lý học để từ đó có thể dò dẫm ra bước đường sáng tạo của cổ nhân. Sau khi nguồn căn bản đã có việc cần nêu lên cho chúng ta là phải giản dị khi áp dụng một cách trực tiếp từ dịch học sang Tử Vi, vì vậy ta không thể quá câu nệ vào các câu phú để rồi nhiều khi mâu thuẫn nhau vào những lời giải đoán phức tạp.

Tương quan của vòng thái tuế qua Cung Mệnh, nhị hợp và xung chiếu, để đề cập vào phạm vi này cần lưu ý đến liên hệ trên biểu kiến (bề ngoài) và nội tại (bên trong) cũng như xét qua lại vòng thái tuế ứng dụng vào sự tiêu biểu mặt trái ở đó so với Cung nhị hợp, Cung chính (xung) chiếu, ngoài ra để do áp dụng xin trình bày vài ví dụ điển hình dưới đây :

+ Tính tình bề ngoài và nội tâm : hàng ngày chúng ta được tiếp xúc với nhiều hạng người, tính tình mà chúng ta thấy họ biểu lộ hàng ngày không hẳn là đích thực tình trạng bên trong nội tâm của họ. Đó cũng là một hiện tượng ý nghĩ tương phản lời nói. Hai trạng thái ngoại biểu (hay biểu kiến) và nội tại sẽ được phơi trần ra trước ánh sáng của vòng thái tuế và mới là điều phúc lợi. Ví dụ : Mệnh ở tý có quan phù, hợp là sửu (phụ mẫu) ta thấy về phương diện nội tại đương số được cha mẹ bảo bộc nuông chiều giúp đỡ, do bởi căn nguyên là sự khôn ngoan lời nói lễ phép dè dặt (đặc tính của quan phù) mà đương số được hưởng phúc này. Thế tam hợp Mệnh và thiên di cũng như thế, nhược điểm chính yếu chính là số ngoại biểu và nội tâm chưa được ai đề cập đến vì khái niệm vòng thái tuế chưa được triển khai rộng rãi theo khoa tâm lý học, vòng thái tuế cần phải phân tích ra hai trạng thái tĩnh và động, tĩnh trong động và động trong tĩnh. Phương diện tĩnh tượng trưng cho tư tưởng tính tình hoặc tinh thần qua vòng thái tuế ở Mệnh, động là phương diện cần an bài đúng vị thế. Do đó vòng thái tuế ở Mệnh chỉ nói riêng về tư tưởng còn là nói thái độ được sắp xếp theo 12 sao của vòng thái tuế theo tiêu chuẩn sau đây :

1. Thái tuế : Mệnh có thái tuế là người có tư tưởng tự tôi theo lý tưởng ngay chính nghiêm nghị, tự cho mình có thiên Mệnh để thi hành. Do đó thường cảm thấy không có ai xứng với mình về những phương diện tư cách hòai bão. Ý nghĩa trên xuất phát từ người thái tuế tượng trưng cho ngôi vua là thiên, tử là con trời, vì ở xa dân ngay cả đến quần thần nên người có thái tuế thường cảm thấy cô độc ít tri kỷ.

2. Quan phù : tính chất quan phù ở Mệnh mang lại cho đương số một sự khôn khéo biết tiến thóai tùy lúc mà vẫn không mất tư cách ngay thẳng chính trực của mình. Đó là một điểm khó khăn ít người dung hòa được. Người có quan phù thủ Mệnh rất giỏi lý luận, biết người biết ta nên rất tế nhị, chinh phục người khác bằng tư tưởng chính phái của mình.

3. Bạch hổ : tính tình có vẻ sắt đá gan dạ, nóng nảy với hậu thuẫn là mình thuộc chính phái. Người có bạch hổ thủ Mệnh dễ làm mất lòng người khác vì lời nói thật hay mất lòng. Nhưng nếu cứ ở miếu địa (đậu) là cách bạch hổ khiếu tây phương thì lời nói thẳng nhưng rất có oai làm người khác nể sợ.

4. Thiếu dương : là tùy tinh mang tính chất của sự biến dịch của tứ tượng bát quái, tuy sáng suốt nhưng là sự sáng suốt sa chân vào hố sâu, cần có nghị lực siêu phàm mới sử dụng được nó. Trước tiên nếu có đồng Cung hay chính chiếu với hồng loan thì nó có đặc tính quên mình bỏ cái ta đi để gánh vác việc đời. Ngược lại nếu nó đi với đào hoa thì trở nên vị kỷ chỉ nghĩ đến mình, vì mình tất cả. Còn vị trí thiếu dương thiên không ở tứ mộ thì phần hay ít dở nhiều, tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Tóm lại người mang cá tính thiết dương dù vị kỷ hay vị tha cũng là một người sáng suốt hơn người, vượt lên trên mọi người.

5. Phúc đức : cũng nằm trong tam hợp thiếu dương nên âm hưởng của sao này đem lại cho đương số sự sáng suốt hơn người nhưng dù sao tính tình vẫn giữ được chữ đức làm đầu. Người có sao phúc đức là người thích vươn lên với đời trong sự sòng phẳng tương quan đổi chác song phương hưởng lợi.

6. Tử phù : không như hai sao thiếu dương và phúc đức, thế của sao tử phù cũng là sáng suốt nhưng là thứ sáng suốt để lừa lọc người ta với tính tình ma mãnh dám làm điều xằng bậy nếu có dịp, vì từ lời nói tư tưởng đến hành động đối với những người này cách nhau không xa.

7. Trực phù : do tính chất của địa chi thì vòng trực phù long đức thiếu âm bị sinh xuất hoặc bị khắc xuất do đó nhóm này bị nhiều thua thiệt ở đời vì thế tương quan trong thế tam hợp thì chịu nhiều thiệt thòi nhưng riêng vị thế trực phù thì cá biệt mà nói mang sao này trong các công việc dù công hay tư không được đãi ngộ tương xứng với khả năng của mình.

8. Long đức : tuy cùng chi phối với trực phù nhưng cũng như phúc đức, vị thế long đức còn chịu sự chi phối của nhóm tứ đức. Vì vậy thua thiệt người long đức thường hiền hậu an phận không thích mạo hiểm bon chen, cuộc đời thụ động quá mức đến bi quan.

9. Thiếu âm : là vị thế của vòng trực phù nhưng cũng nằm trong chu trình tiến hóa của dịch lý và tương phản với thế thiếu dương nên người thiếu âm thường bị thua thiệt để quan niệm chủ quan lắm lúc tự lừa dối mình. Quá hiền hậu, quá hào phóng hoặc quá tự tin người khác để trở nên khờ dại dễ mắc lừa.

10. Tang môn : có người cho rằng thế tang môn phải được ghép với thế bạch hổ hoặc ngược lại vì đó là một cặp trong lục bại tinh. Nếu luận theo lẽ biến dịch ngũ hành với 12 Cung so với ý nghĩa các Cung như tam hợp nhị hợp chính chiếu hoặc giáp xung thì sẽ không lạ gì có sự phân cách riêng biệt giữa từng cặp sao dù là một bộ như tang hổ, song hao, tướng binh. Vị thế của tam hợp tang môn điếu khách tuế phá là vị thế đối nghịch hoàn toàn của tam hợp tuổi ; chính đây là một điểm xung sát để tạo thành. Thời thế tạo anh hùng gây dựng nên thời cuộc là sự biến ảo của mấu chốt này. Cá biệt sao tang môn cho thấy người có sao này thường gánh nhiều mối ưu tư phiền tóai bận tâm ; nếu suy luận thì bất cứ làm việc lớn hay nhỏ người này cũng suy tư lo lắng. Người này không thích đùa với ai và cũng không thích ai đùa với mình, trong tâm trạng suy bụng ta ra bụng người làm người này trở nên dè dặt tế nhị.

11. Điếu khách : khóac lên mình một gánh nặnt chống đối việc ở đời, người có sao điếu khách thường thích đả kích người khác, thích tranh luận bàn cãi và thuyết phục người khác. Vì thế có người đã không ngần ngại gán cho những người có sao điếu khách là sẽ làm nghề thầy cãi (luật sư) vì mã khốc khách, cũng như đã không nề hà gì mà gán chức vị thẩm phán cho những người có quan phù thủ Mệnh thân. Đành rằng sự gán ghép này có căn bản riêng của nó nhưng về nghề nghiệp là có một sự phức tạp vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố không phải chỉ đơn thuần ở vòng sao thái tuế.

12. Tuế phá : cũng tương tự như đặc tính sao điếu khác nhưng ở đây sao tuế phá là một nét dị biệt, một trạng thái của sao đối lập (chống đối người khác) có thể làm được những việc phi thường nếu được thêm vài yếu tố ở thân.

Vài ví dụ thực tế :

Người có bạch hổ thủ Mệnh ở dậu, nhị hợp là giải ách ở thìn thiên di ở mão, chỉ cần mấy yếu tố này chúng ta sẽ phác họa ra bề mặt và bề sau của tâm hồn một người. Như đã trình bày trên qua hai yếu tố biểu kiến và nội tại mà ta gọi giản dị hơn một bề ngoài bề trong đã có sơ lược giải khái quát về tính tình đương số : Bề trong lúc nào cũng canh cánh trong lòng về những bất trắc ở đời, nhiều khi quá bận tâm về hậu quả của một mình làm dù việc này không có gì đáng bận tâm (Mệnh sinh xuất cho giải ách). Bề ngoài có vẻ sắt đá gan lì với hậu thuẫn chính nghĩa lẽ phải của mình. Tổng kết lại là dù bề trong có e dè nhưng khi giới hạn e dè đã bị vượt qua thì người này dám bất chấp làm bất cứ việc gì không cần nghĩ đến hậu quả với niềm tin là lẽ phải về phần mình mà coi thường đối phương.

Mệnh có tang môn ở tuất, nhị hợp là nô ở mão, thiên di ở thìn : Bên trong : đương số thích được bạn bè yêu mình, thích được người khác chiều chuộng nể vì mình. Bề ngoài : mang tâm trạng tế nhị, mang một mối lo âu, có nhiều sự bận tâm không thích những trò đùa dai. Do đó đương số dễ mang nét âu sầu trên gương mặt hay bi quan trước cuộc sống.

Tương quan của vòng thái tuế qua Cung thân nhị hợp xung chiếu :

Mới trông qua cũng giống như chương I nhưng nếu xét kỹ thì thấy có điểm khác biệt duy nhất mà ta đã xét khái lược ở trên, đó là vòng thái tuế chỉ về tư tưởng ngược lại thì ở thân vòng thái tuế lại chỉ về hành động vật chất. Nội dung của phần hai đã vạch sẵn như vậy ta có thể xét theo từng mục hành vi biểu kiến mặt trái ở đời. Những thí dụ điển hình :

+ Hành động biểu kiến về tiềm ẩn : ở đây phương cách lý luận cũng như phần 1 nhưng đổi vị trí lại, một đàng là Cung Mệnh và Cung nhị hợp của nó, một đàng là hành động tiềm ẩn, tức là cứu cánh khác với phạm vi nội tâm. Cứu cánh sau cùng của hành vi là do Cung nhị hợp thân sinh nhập hay sinh xuất với Cung an thân, phải được sinh nhập mới tốt. Thí dụ : thân có quan lộc ở sửu có điền trạch nhị hợp ở tý thì hành động cứu cánh của đương số chính thức là do về nhà cửa hay nói bao quát hơn là lo về việc nhà việc gia đình.

+ Bên ngoài có phối hợp Cung số mà thân cư với vị thế vòng thái tuế thì mới hiểu rõ hành động bên ngoài chịu ảnh hưởng gì và đặc điểm gì ? Trước tiên ta phải xét thân cư Cung số nào trong các Cung số : Mệnh (thân Mệnh đồng Cung phú quan di tài phối) để từ đó ta có thể biết hành động bên ngoài chịu ảnh hưởng gì trong 6 Cung số trên. Về điều này không có gì mới lạ, các sách đều có nêu ra. Sau khi đã được rõ Cung an thân ta mới so sánh với Cung số nhị hợp xem sinh nhập hạn sinh xuất cho Cung an thân. Cần phải biế rằng hành vi bên ngoài là phương tiện còn hành vi tiềm ẩn là cứu cánh biện minh cho phương tiện. Ví dụ thân cư quan lộc ở sửu nhị hợp Cung điền trạch là Cung tý, có thái tuế chính chiếu ở mùi, ta có thể phối hợp các dữ kiện bên ngoài và bên trong để xét hành vi một cá nhân :

* Bên ngoài : thân có thái thuế chính chiếu thuộc thế mộc thuộc thế tam hợp của thân thuộc nhóm kim (tỵ dậu sửu) do đó bề ngoài đương số có vẻ tự cao tự đại. Nếu có nhiều nhóm sao quá khích như hỏa linh kình đà thì sẽ biến ra kiêu căn kênh kiệu bề ngoài, khi bắt tay vào việc đương số dễ dàng thắng hoàn cảnh vượt qua trở ngại để đạt mục tiêu.

* Bên trong : thế tam hợp là kim bị sinh xuất cho thế nhị hợp thế thủy của Cung điền trạch đương số là người biết lo cho gia đình nhà cửa. Tổng kết có thể phối hợp như sau : người năng hành động thường tỏ ra tự tôn, không có bạn tri kỷ tri bỉ, thường hành động một mình trong mọi vấn đề liên quan đến nghề nghiệp và những thắng lợi về khoa cử công danh. Và phương diện biểu kiến có vẻ háo danh, cố tìm phương tiện nhưng tất cả nhắm tới hành động sau cùng (cứu cánh) là cho nhà cửa ruộng đất cho gia đình mình.

Vòng thái tuế và hành động của mỗi cá nhân : 12 sao của vòng thái tuế được ghi nhận ở Cung an thân như là một thế động mà tĩnh ứng với nguyên lý âm dương của biến dịch. Trong phần trên đã viết về vòng thái tuế trong trạng thái tĩnh, do đó phần này chỉ viết trong phạm vi động.

Thí dụ : Mệnh có bạch hổ thì tính tình có vẻ sắt đá nóng nảy dễ làm mất lòng người khác. Thân có bạch hổ thì hành động dũng mãnh đôi lúc hành động làm thiệt hại hay làm người khác sợ hãi vì hành vi ngang tàng của mình.

Thí dụ thực tế : thân có tuế phá ở ngọ cư quan lộc, nô bộc cư Cung mùi, phối ở Cung tý, Mệnh ở dần có tang môn nhị hợp là tử tức ở hợi, thiên di đóng ở Cung thân. Ơ trường hợp này ta phải phối hợp hai phần 1 và 2 để tổng luận đương số là người hay lo lắng bất cứ điều gì nhưng trong thâm tâm rất yêu thương con cái. Ngoài ra đương số ở trong môi trường chống đối mới tạo lập được cuộc sống hợp với bản tính tế nhị, chăm sóc con cái cẩn thận, lúc nào cũng nghĩ đến đàn con dại nhưng bề ngoài đương số lại phải chống cự với hoàn cảnh, cần phải ghi rằng các thế nhị hợp chính chiếu vòng thái tuế có thể bị suy giảm ý nghĩa do sự hiện diện của tuần triệt hay hung tinh. Nhưng dù thế nào ý nghĩa chính cũng vẫn tập trung bao gồm những điểm bao quát trên. Thân đương số đóng ở Cung quan lộc có tuế phá lại được Cung nô bộc sinh nhập là một dịp gỡ gạc cho đương số, tuy rằng Cung phối cũng lấn lướt nhưng nhẹ nhàng. Mệnh và thân đương số cùng một phe lý thuyết đi đôi với việc làm thì còn gì tốt cho bằng. Đương số bắt tay vào việc do tính tình tế nhị của mình và hành động đả phá của mình, tuy không đạt đến tuyệt đỉnh, hơi muộn màng nhưng cũng đã thành công trên đường đời. Sự thành công này bắt nguồn từ bạn bè, người dưới giúp đỡ. Đây là một chứng minh quan niệm vòng thái tuế quan trọng nhất với cá tính, nhờ cá tính mà đi đến thành công.

Ví dụ : thân Mệnh đồng Cung tại ngọ có bạch hổ, nhị hợp là phụ mẫu ở mùi, thiên di ở tý (lá số Hàn Tín) đương số là người lời nói đi với việc làm, có nhiều hoài bão to lớn, tính tình lỳ lợm, hành vi cũng không kém phần lỳ lợm. Hành động dũng cảm chỉ có người trí dũng ôm ấp nhiều giấc mộng đạp đất và trời để từ đó tùy cơ hội mà dựng nên nghiệp lớn. Thái độ và hành động đầy chính nghĩa dù có đôi chút vị kỷ vì có sao hóa lộc thủ Mệnh hội cùng đẩu quân được bà phiếu mẫu hiểu thấy và bao bọc trong lúc hoàn cảnh cơ hàn (được phụ mẫu ở họ nhị hợp). Tiếc thay một tài hoa hiếm có như Hàn Tín mà bị trời đặt cho một Cung thiên di thua sút cho nên ra đời đã gặp nhiều hoàn cảnh thử thách, may mà thân và Mệnh đồng Cung mới đủ sức chống chọi để vươn lên với đời, nhưng rồi chung cuộc vùng vẫy cho lắm để rồi cũng thất bại với hoàn cảnh (chết vì tay mụ Lã Hậu).

Tam hợp Mệnh tài quan phối hợp qua vòng thái tuế : thế tam hợp luôn luôn đóng vai trò chủ chốt trong khoa Tử Vi, thế tam hợp kết hợp ra ngũ cục (kim mộc thủy hỏa thổ cục) cho đến các vị trí tiểu hạn an theo từng tam hợp tuổi. Rõ rệt hơn cả là thế tam hợp Mệnh tài quan là câu nói đầu tiên của người biết xem Tử Vi. Đó là một bình diện của yếu tố địa chi trong 4 yếu tố : can chi, tuổi, Mệnh, cục của 2 thành tố gia đình và xã hội. Trong lãnh vực tâm lý học với vòng thái tuế vai trò của tam hợp rất quan trọng, nó đã cho ta các vị thế để biết bề mặt trái của các vấn đề. Ơ Mệnh thân đồng Cung thái tuế tác động nhiều ở trong thế tam hợp Mệnh tài quan sự kiện này đặt cho ta một vài dữ kiện phải giải quyết như : thân Mệnh đồng Cung thân cư tài bạch hay quan lộc.

Thân Mệnh đồng Cung : tư tưởng và hành động cùng là một, lời nói đi đôi với việc làm. Người thân Mệnh đồng Cung dù ở vị thế nào của vòng thái tuế cũng vậy, luôn luôn cố phấn đấu với hoàn cảnh. Vì vậy trong trường hợp này vòng thái tuế có ý nghĩa : trời cho cha, cho hình hài để hồn nhập vào, mẹ cưu mang những đặc thái của một cá nhân, đặt để ra trong môi trường mà kể từ lúc mới sinh cho đến lúc nhắm mắt lìa đời. Hành động tức cái ta lúc nào cũng đối kháng môi trường (hoàn cảnh) sẵn có của ta. Là người quyết tâm chống lại hoàn cảnh dù thành hay bại.

Thân an tại tài bạch hay quan lộc ở đây cũng cùng một thế tam hợp với Mệnh cũng như về vòng thái tuế có vị thế đặc biệt cần ghi lại. Nếu vị thế đặc biệt tức Cung thiên di thì vị thế tam hợp Mệnh hay thân ở vị thế lấn lên hay chống đối thì mới đủ khả năng hành động vươn lên với đời. Về các điểm này xin xem các ví dụ dẫn giải ở trên và nên áp dụng một cách linh động trong tương quan bề ngoài hay nội tâm thì mới nắm được yếu quyết của vòng thái tuế. Thiệt ra mối quan hệ về vòng thái tuế qua các mối liên hệ giữa các Cung số nói trên được dẫn giải bằng đường lối dung hòa hai quan niệm dùng dịch lý trở về nguyên khoa Tử Vi và khoa học hóa cho dễ diễn đạt thích ứng vào đời sống hiện đại.

Sau hết vòng thái tuế tức là hạn, các cụ thầy bói cao niên từ xưa vẫn thường nói : hạn thái tuế. Có thể nói rằng theo lối nhận xét trên đây cho nên trong nhiều lá số ngày xưa để lại người ta thấy rằng khi an sao trên 12 Cung thì 3 vòng sau tràng sinh thái tuế và lộc tồn đều an ở phía bên dưới như tràng sinh ở giữa, thái tuế bên phải, lộc tồn bên trái.

Ý niệm về vòng thái tuế và vòng Mệnh thân : vòng thái tuế tượng trưng cho các chính thống của mình, vòng Mệnh tượng trưng cho tư tưởng của mình, vòng thân tượng trưng cho hành động của mình. Vòng thái tuế là tên của tam hợp ba Cung có tên giống địa chi năm sinh. Vòng Mệnh là tam hợp 3 Cung Mệnh tài quan. Vòng thân là tên tam hợp 3 Cung có liên quan đến Cung thân.

Sau đó ta ghi nhận ngũ hành của mỗi vòng : thân tý thìn thủy, dần ngọ tuất hỏa, tỵ dậu sửu kim, hợi mão mùi mộc.

Vòng Mệnh cùng hành với vòng thái tuế, còn vòng thân ở thế ngũ hành xung khắc là người ngụy quân tử nói ngon lành mà hành động ác độc. Vòng Mệnh và vòng thân căn cứ trên luật tam hợp. Khi Cung Mệnh đóng ở vị trí nào so với vòng thái tuế là phải nhìn vào thế tam hợp của Cung an Mệnh như vòng tha nhân đối với vòng bản tính của đương số là vòng thái tuế. Tam hợp của Cung an thân là vòng hành động của đương số biện chứng quy luật ngũ hành ta vạch trần được tác phong đương số một cách rõ ràng. Thí dụ người tuổi tỵ (vòng thái tuế là tỵ dậu sửu), Cung an Mệnh đóng ở tuất vòng tha nhân là dần ngọ tuất là hỏa, Cung an thân đóng ở tý vòng hành động là thân tý thìn là thủy. Ta lý giải ngay số người này là mẫu người ra đời bị chèn ép ngược đãi (hỏa đốt kim), chịu nhiều thua thiệt vất vả (kim sinh thủy). Vòng Mệnh cùng hành với vòng thân nhưng được vòng thái tuế sinh xuất là người hiền lành nhu nhược an phận. Vòng Mệnh sinh nhập vòng thái tuế và vòng thái tuế lại sinh xuất vòng thân là người nói hay như làm dở, nói nhiều làm ít, nhiều lý thuyết ít thực hành, dốt hay nói chữ. Nếu trong vòng thái tuế không có địa không địa kiếp đà la là người chính nhân quân tử. Nếu trong vòng thái tuế có thêm kỵ đà không kiếp là người số phận hẩm hiu, có tài mà không có thời. Nếu hai sao tả hữu đứng ở thế đối lập vòng thái tuế hay ở thế sinh nhập vòng thái tuế là hạng hữu tài vô hạn làm điều khuấy đảo thiên hạ. Thí dụ tuổi ngọ vòng thái tuế là hỏa có hai sao tả hữu đồng Cung ở mùi thì dù có không kiếp địa kỵ hay không cũng là hạng lưu manh lừa đảo.

Chữ thời với vòng thái tuế : vòng thái tuế ngoài ý nghĩa cho biết thời may vận tốt 10 năm, nó còn Cung cấp một đức tính quí báu là tìm biết tính của con người, cũng như thử thách đương số trong sinh hoạt hàng ngày. Ta cần để ý về tuổi âm nam dương nữ như sau : trước khi tới thời kỳ 10 năm của thái tuế thì đã gặp 10 năm của vòng thiếu dương phúc đức tử phù. Tuổi dương nam và âm nữ lại gặp 10 năm của vòng thiếu dương sau khi đã được hưởng 10 năm của vòng thái tuế quan phù bạch hổ.

Cả hai cách cùng cho ta thấy : xét luật ngũ hành thì vòng thiếu dương phúc đức tử phù ở thế lấn so với vòng thái tuế quan phù bạch hổ. Thí dụ tuổi tuất dương nam thì vòng thái tuế là hỏa, còn vòng của thiếu dương là mộc, mộc sinh hỏa có nghĩa là mình đang gặp thuận lợi để lấn tới, lấy thời gian mộc để dưỡng cái ta, hỏa lợi thì có lợi thật nhưng luật thừa trừ đã xuất hiện để ổn định sự bất công. Cho nên ai bước vào thời kỳ này (vòng thiếu dương) sẽ gặp phải sao thiên không ở đồng Cung với thiếu dương, đó là một nét thâm thúy và đầy nhân văn tính nhất của khoa Tử Vi. Ở đời không nên tham vọng điều gì quá đáng vì sẽ gặp thiên không ở cuối đường hầm (hạn thiên không ai biết xem Tử Vi đều biết rõ tác dụng khủng khiếp của nó).

Cụ Thiên Lương đã triển khai vòng thái tuế về tầm quan trọng của nó giúp cho người xem cũng như người học Tử Vi nhận biết đại vận hên xui. Đại cương Cung nào chứa vòng tam hợp của thái tuế quan phù bạch hổ thì đại hạn 10 năm của Cung đó là thời vận tốt.

Thí dụ như Mệnh tại dậu, tuổi mão âm nam kim cục thì theo chiều nghịch Cung dậu từ 4 – 13, Cung thân 14 – 23, Cung mùi 24-33 (vòng thái tuế), do đó 10 năm đại vận 24 – 33 là lúc thịnh thời gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên tùy theo tam hợp của vòng thái tuế, nếu gặp đầu Cung có thái tuế là đắc thời một cách chính đáng, quan phù là đắc thời trong sự tính toán và bạch hổ là đắc thời trong sự làm việc vất vả. Cho nên người có số Tử Vi thấy đến đại vận của vòng thái tuế kể như đến hồi thái lai thoải mái. Nhưng có một đặc điểm ly kỳ là nếu tiểu vận tới cung chứa vòng thái tuế lại phải đề phòng sự thiệt thòi đưa tới : tiểu vận đến Cung chứa sao quan phù đề phòng thị phi miệng tiếng ; tiểu vận đến Cung chứa sao bạch hổ đề phòng đau ốm tai nạn.

Nói tóm lại đại vận của vòng thái tuế là hên, tiểu vận là xui.


Ngũ Lục Hợp trong khoa tử vi - trích sưu tầm tổng hợp

NGŨ LỤC HỢP PHÁP TRONG TỬ VI Có 5 cặp lục hợp : Thiên Đồng - Tham lang, Thiên cơ - Phá Quân, Thiên lương - Liêm Trinh, Thái Dương Thiên Phủ,...