Cụ Thiên Lương tổng kết có 4 dạng tính cách trong xã hội, cụ thể:
1. Người nào có cung mệnh thuộc tam hợp Thái Tuế - Quan Phù - Bạch Hổ, thì khó có thể là người bất nhân bất nghĩa, tính khí khảng khái, trong giao tiếp thường rõ ràng, hợp tác minh bạch, giữ lời, coi trọng chữ tín; đôi khi có thể cứng nhắc. Những kẻ phạm trộm cắp, giết người, cướp của, lừa đảo, ... thì không thể là người có mệnh thuộc tam hợp này.
2. Người có cung mệnh thuôc Tuế Phá - Tang Môn - Điếu Khách, thì trong giao tiếp hay phản bác người khác, ít kiên nhẫn lắng nghe người khác, hay đả kích người khác, bảo thủ, cực đoan, giữ chặt ý kiến của mình dù đúng hay sai. Những người hay phê bình, làm nghề phê bình, chỉ trích, bất đồng chính kiến, thường thuộc tam hợp này.
3. Người thuộc Thiếu Dương - Phúc Đức - Tử Phù, thì thường khôn khéo, nhanh nhạy, khéo léo, biết lúc tiến lúc thoái, có thể đôi khi khôn lỏi, giao tiếp khôn ngoan và dễ tạo thiện cảm ban đầu. Người này giỏi ứng biến, smart mind, tuy nhiên hơi thiếu chính kiến, gió chiều nào theo chiều đấy.
4. Người thuộc Thiếu Âm - Long Đức - Trực Phù, trong giao tiếp ít khi tranh luận với ai, và nếu tranh luận thì thường nhận lấy phần thua (không hợp làm luật sư), thường là ít nói, ít tranh đấu cho quyền lợi bản thân, ít khi nói ra miệng suy nghĩ bản thân, thiếu tính quyết liệt, ngại tranh đấu, ngại va chạm.
VÒNG THÁI TUẾ
Có lẽ đây là vòng sao quan trọng nhất đối với người nghiên cứu Tử Vi bởi vì vòng sao này diễn tả tính khí phẩm hạnh của đương số cũng như nó cho biết chu kỳ thăng trầm của cuộc đời cho nên một lần nữa ta lại phải phân tích hành của tam hợp : dần ngọ tuất là hỏa, thân tí thìn là thủy, tỵ dậu sửu là kim, hợi mão mùi là mộc.
Vòng thái tuế có 12 sao là thái tuế, thiếu dương, tang môn, thiếu âm, quan phù, tử phù, tuế phá, long đức, bạch hổ, phúc đức, điếu khách và trực phù ; 12 sao đó chia thành 4 nhóm Mệnh danh như sau :
+ Nhóm chính phái : thái tuế, quan phù, bạch hổ.
+ Nhóm tả phái : tuế phá, điếu khách, tang môn.
+ Nhóm thiên hữu : thiếu âm, long đức, trực phù.
+ Nhóm thiên tả : thiếu dương, tử phù, phúc đức.
Những người tuổi dần ngọ tuất, các Cung Mệnh tài quan đóng ở 3 Cung dần ngọ tuất tức là có nhóm sao chính phải đóng ở 3 Cung dần ngọ tuất tức là có nhóm sao chính phải đóng thì là những người đảm lược, anh hùng quảng đại. Tiếp tục luận như tên thì những người thuộc tuổi tỵ dậu sửu, thân tý thìn hợi mão mùi mà 3 Cung Mệnh tài quan đóng ở 3 Cung trên đều là chính phải cả. Giai đoạn tuổi ở 1 trong 3 Cung thái tuế, quan phù, bạch hổ đến là thời vận tốt nhất cho đương số. Khi Cung Mệnh của đương số thuộc nhóm tả phái tức là có những sao tuế phá điếu khách tang môn ở Cung Mệnh tài quan thì đó là những người bất mãn và hay gặp chuyện trái ý phật lòng. Cung Mệnh thuộc nhóm thiên hữu tức là ở Cung Mệnh tài quan có sao thiếu âm long đức trực phù là những người bản chất hiền lành nhu nhược hay bị lợi dụng. Cung Mệnh thuộc nhóm thiên tả tức là ở Mệnh tài quan có các sao thiếu dương tử phù phúc đức là những người khôn vặt lanh lợi hay toan tính chuyện lấn lướt người khác.
Ta cần ghi nhận rằng Tử Vi được hình thành trong cơ cấu của dịch lý qua 2 động lực căn bản âm dương và ngũ hành do đó cần tìm nguồn tương quan lý học để từ đó có thể dò dẫm ra bước đường sáng tạo của cổ nhân. Sau khi nguồn căn bản đã có việc cần nêu lên cho chúng ta là phải giản dị khi áp dụng một cách trực tiếp từ dịch học sang Tử Vi, vì vậy ta không thể quá câu nệ vào các câu phú để rồi nhiều khi mâu thuẫn nhau vào những lời giải đoán phức tạp.
Tương quan của vòng thái tuế qua Cung Mệnh, nhị hợp và xung chiếu, để đề cập vào phạm vi này cần lưu ý đến liên hệ trên biểu kiến (bề ngoài) và nội tại (bên trong) cũng như xét qua lại vòng thái tuế ứng dụng vào sự tiêu biểu mặt trái ở đó so với Cung nhị hợp, Cung chính (xung) chiếu, ngoài ra để do áp dụng xin trình bày vài ví dụ điển hình dưới đây :
+ Tính tình bề ngoài và nội tâm : hàng ngày chúng ta được tiếp xúc với nhiều hạng người, tính tình mà chúng ta thấy họ biểu lộ hàng ngày không hẳn là đích thực tình trạng bên trong nội tâm của họ. Đó cũng là một hiện tượng ý nghĩ tương phản lời nói. Hai trạng thái ngoại biểu (hay biểu kiến) và nội tại sẽ được phơi trần ra trước ánh sáng của vòng thái tuế và mới là điều phúc lợi. Ví dụ : Mệnh ở tý có quan phù, hợp là sửu (phụ mẫu) ta thấy về phương diện nội tại đương số được cha mẹ bảo bộc nuông chiều giúp đỡ, do bởi căn nguyên là sự khôn ngoan lời nói lễ phép dè dặt (đặc tính của quan phù) mà đương số được hưởng phúc này. Thế tam hợp Mệnh và thiên di cũng như thế, nhược điểm chính yếu chính là số ngoại biểu và nội tâm chưa được ai đề cập đến vì khái niệm vòng thái tuế chưa được triển khai rộng rãi theo khoa tâm lý học, vòng thái tuế cần phải phân tích ra hai trạng thái tĩnh và động, tĩnh trong động và động trong tĩnh. Phương diện tĩnh tượng trưng cho tư tưởng tính tình hoặc tinh thần qua vòng thái tuế ở Mệnh, động là phương diện cần an bài đúng vị thế. Do đó vòng thái tuế ở Mệnh chỉ nói riêng về tư tưởng còn là nói thái độ được sắp xếp theo 12 sao của vòng thái tuế theo tiêu chuẩn sau đây :
1. Thái tuế : Mệnh có thái tuế là người có tư tưởng tự tôi theo lý tưởng ngay chính nghiêm nghị, tự cho mình có thiên Mệnh để thi hành. Do đó thường cảm thấy không có ai xứng với mình về những phương diện tư cách hòai bão. Ý nghĩa trên xuất phát từ người thái tuế tượng trưng cho ngôi vua là thiên, tử là con trời, vì ở xa dân ngay cả đến quần thần nên người có thái tuế thường cảm thấy cô độc ít tri kỷ.
2. Quan phù : tính chất quan phù ở Mệnh mang lại cho đương số một sự khôn khéo biết tiến thóai tùy lúc mà vẫn không mất tư cách ngay thẳng chính trực của mình. Đó là một điểm khó khăn ít người dung hòa được. Người có quan phù thủ Mệnh rất giỏi lý luận, biết người biết ta nên rất tế nhị, chinh phục người khác bằng tư tưởng chính phái của mình.
3. Bạch hổ : tính tình có vẻ sắt đá gan dạ, nóng nảy với hậu thuẫn là mình thuộc chính phái. Người có bạch hổ thủ Mệnh dễ làm mất lòng người khác vì lời nói thật hay mất lòng. Nhưng nếu cứ ở miếu địa (đậu) là cách bạch hổ khiếu tây phương thì lời nói thẳng nhưng rất có oai làm người khác nể sợ.
4. Thiếu dương : là tùy tinh mang tính chất của sự biến dịch của tứ tượng bát quái, tuy sáng suốt nhưng là sự sáng suốt sa chân vào hố sâu, cần có nghị lực siêu phàm mới sử dụng được nó. Trước tiên nếu có đồng Cung hay chính chiếu với hồng loan thì nó có đặc tính quên mình bỏ cái ta đi để gánh vác việc đời. Ngược lại nếu nó đi với đào hoa thì trở nên vị kỷ chỉ nghĩ đến mình, vì mình tất cả. Còn vị trí thiếu dương thiên không ở tứ mộ thì phần hay ít dở nhiều, tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Tóm lại người mang cá tính thiết dương dù vị kỷ hay vị tha cũng là một người sáng suốt hơn người, vượt lên trên mọi người.
5. Phúc đức : cũng nằm trong tam hợp thiếu dương nên âm hưởng của sao này đem lại cho đương số sự sáng suốt hơn người nhưng dù sao tính tình vẫn giữ được chữ đức làm đầu. Người có sao phúc đức là người thích vươn lên với đời trong sự sòng phẳng tương quan đổi chác song phương hưởng lợi.
6. Tử phù : không như hai sao thiếu dương và phúc đức, thế của sao tử phù cũng là sáng suốt nhưng là thứ sáng suốt để lừa lọc người ta với tính tình ma mãnh dám làm điều xằng bậy nếu có dịp, vì từ lời nói tư tưởng đến hành động đối với những người này cách nhau không xa.
7. Trực phù : do tính chất của địa chi thì vòng trực phù long đức thiếu âm bị sinh xuất hoặc bị khắc xuất do đó nhóm này bị nhiều thua thiệt ở đời vì thế tương quan trong thế tam hợp thì chịu nhiều thiệt thòi nhưng riêng vị thế trực phù thì cá biệt mà nói mang sao này trong các công việc dù công hay tư không được đãi ngộ tương xứng với khả năng của mình.
8. Long đức : tuy cùng chi phối với trực phù nhưng cũng như phúc đức, vị thế long đức còn chịu sự chi phối của nhóm tứ đức. Vì vậy thua thiệt người long đức thường hiền hậu an phận không thích mạo hiểm bon chen, cuộc đời thụ động quá mức đến bi quan.
9. Thiếu âm : là vị thế của vòng trực phù nhưng cũng nằm trong chu trình tiến hóa của dịch lý và tương phản với thế thiếu dương nên người thiếu âm thường bị thua thiệt để quan niệm chủ quan lắm lúc tự lừa dối mình. Quá hiền hậu, quá hào phóng hoặc quá tự tin người khác để trở nên khờ dại dễ mắc lừa.
10. Tang môn : có người cho rằng thế tang môn phải được ghép với thế bạch hổ hoặc ngược lại vì đó là một cặp trong lục bại tinh. Nếu luận theo lẽ biến dịch ngũ hành với 12 Cung so với ý nghĩa các Cung như tam hợp nhị hợp chính chiếu hoặc giáp xung thì sẽ không lạ gì có sự phân cách riêng biệt giữa từng cặp sao dù là một bộ như tang hổ, song hao, tướng binh. Vị thế của tam hợp tang môn điếu khách tuế phá là vị thế đối nghịch hoàn toàn của tam hợp tuổi ; chính đây là một điểm xung sát để tạo thành. Thời thế tạo anh hùng gây dựng nên thời cuộc là sự biến ảo của mấu chốt này. Cá biệt sao tang môn cho thấy người có sao này thường gánh nhiều mối ưu tư phiền tóai bận tâm ; nếu suy luận thì bất cứ làm việc lớn hay nhỏ người này cũng suy tư lo lắng. Người này không thích đùa với ai và cũng không thích ai đùa với mình, trong tâm trạng suy bụng ta ra bụng người làm người này trở nên dè dặt tế nhị.
11. Điếu khách : khóac lên mình một gánh nặnt chống đối việc ở đời, người có sao điếu khách thường thích đả kích người khác, thích tranh luận bàn cãi và thuyết phục người khác. Vì thế có người đã không ngần ngại gán cho những người có sao điếu khách là sẽ làm nghề thầy cãi (luật sư) vì mã khốc khách, cũng như đã không nề hà gì mà gán chức vị thẩm phán cho những người có quan phù thủ Mệnh thân. Đành rằng sự gán ghép này có căn bản riêng của nó nhưng về nghề nghiệp là có một sự phức tạp vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố không phải chỉ đơn thuần ở vòng sao thái tuế.
12. Tuế phá : cũng tương tự như đặc tính sao điếu khác nhưng ở đây sao tuế phá là một nét dị biệt, một trạng thái của sao đối lập (chống đối người khác) có thể làm được những việc phi thường nếu được thêm vài yếu tố ở thân.
Vài ví dụ thực tế :
Người có bạch hổ thủ Mệnh ở dậu, nhị hợp là giải ách ở thìn thiên di ở mão, chỉ cần mấy yếu tố này chúng ta sẽ phác họa ra bề mặt và bề sau của tâm hồn một người. Như đã trình bày trên qua hai yếu tố biểu kiến và nội tại mà ta gọi giản dị hơn một bề ngoài bề trong đã có sơ lược giải khái quát về tính tình đương số : Bề trong lúc nào cũng canh cánh trong lòng về những bất trắc ở đời, nhiều khi quá bận tâm về hậu quả của một mình làm dù việc này không có gì đáng bận tâm (Mệnh sinh xuất cho giải ách). Bề ngoài có vẻ sắt đá gan lì với hậu thuẫn chính nghĩa lẽ phải của mình. Tổng kết lại là dù bề trong có e dè nhưng khi giới hạn e dè đã bị vượt qua thì người này dám bất chấp làm bất cứ việc gì không cần nghĩ đến hậu quả với niềm tin là lẽ phải về phần mình mà coi thường đối phương.
Mệnh có tang môn ở tuất, nhị hợp là nô ở mão, thiên di ở thìn : Bên trong : đương số thích được bạn bè yêu mình, thích được người khác chiều chuộng nể vì mình. Bề ngoài : mang tâm trạng tế nhị, mang một mối lo âu, có nhiều sự bận tâm không thích những trò đùa dai. Do đó đương số dễ mang nét âu sầu trên gương mặt hay bi quan trước cuộc sống.
Tương quan của vòng thái tuế qua Cung thân nhị hợp xung chiếu :
Mới trông qua cũng giống như chương I nhưng nếu xét kỹ thì thấy có điểm khác biệt duy nhất mà ta đã xét khái lược ở trên, đó là vòng thái tuế chỉ về tư tưởng ngược lại thì ở thân vòng thái tuế lại chỉ về hành động vật chất. Nội dung của phần hai đã vạch sẵn như vậy ta có thể xét theo từng mục hành vi biểu kiến mặt trái ở đời. Những thí dụ điển hình :
+ Hành động biểu kiến về tiềm ẩn : ở đây phương cách lý luận cũng như phần 1 nhưng đổi vị trí lại, một đàng là Cung Mệnh và Cung nhị hợp của nó, một đàng là hành động tiềm ẩn, tức là cứu cánh khác với phạm vi nội tâm. Cứu cánh sau cùng của hành vi là do Cung nhị hợp thân sinh nhập hay sinh xuất với Cung an thân, phải được sinh nhập mới tốt. Thí dụ : thân có quan lộc ở sửu có điền trạch nhị hợp ở tý thì hành động cứu cánh của đương số chính thức là do về nhà cửa hay nói bao quát hơn là lo về việc nhà việc gia đình.
+ Bên ngoài có phối hợp Cung số mà thân cư với vị thế vòng thái tuế thì mới hiểu rõ hành động bên ngoài chịu ảnh hưởng gì và đặc điểm gì ? Trước tiên ta phải xét thân cư Cung số nào trong các Cung số : Mệnh (thân Mệnh đồng Cung phú quan di tài phối) để từ đó ta có thể biết hành động bên ngoài chịu ảnh hưởng gì trong 6 Cung số trên. Về điều này không có gì mới lạ, các sách đều có nêu ra. Sau khi đã được rõ Cung an thân ta mới so sánh với Cung số nhị hợp xem sinh nhập hạn sinh xuất cho Cung an thân. Cần phải biế rằng hành vi bên ngoài là phương tiện còn hành vi tiềm ẩn là cứu cánh biện minh cho phương tiện. Ví dụ thân cư quan lộc ở sửu nhị hợp Cung điền trạch là Cung tý, có thái tuế chính chiếu ở mùi, ta có thể phối hợp các dữ kiện bên ngoài và bên trong để xét hành vi một cá nhân :
* Bên ngoài : thân có thái thuế chính chiếu thuộc thế mộc thuộc thế tam hợp của thân thuộc nhóm kim (tỵ dậu sửu) do đó bề ngoài đương số có vẻ tự cao tự đại. Nếu có nhiều nhóm sao quá khích như hỏa linh kình đà thì sẽ biến ra kiêu căn kênh kiệu bề ngoài, khi bắt tay vào việc đương số dễ dàng thắng hoàn cảnh vượt qua trở ngại để đạt mục tiêu.
* Bên trong : thế tam hợp là kim bị sinh xuất cho thế nhị hợp thế thủy của Cung điền trạch đương số là người biết lo cho gia đình nhà cửa. Tổng kết có thể phối hợp như sau : người năng hành động thường tỏ ra tự tôn, không có bạn tri kỷ tri bỉ, thường hành động một mình trong mọi vấn đề liên quan đến nghề nghiệp và những thắng lợi về khoa cử công danh. Và phương diện biểu kiến có vẻ háo danh, cố tìm phương tiện nhưng tất cả nhắm tới hành động sau cùng (cứu cánh) là cho nhà cửa ruộng đất cho gia đình mình.
Vòng thái tuế và hành động của mỗi cá nhân : 12 sao của vòng thái tuế được ghi nhận ở Cung an thân như là một thế động mà tĩnh ứng với nguyên lý âm dương của biến dịch. Trong phần trên đã viết về vòng thái tuế trong trạng thái tĩnh, do đó phần này chỉ viết trong phạm vi động.
Thí dụ : Mệnh có bạch hổ thì tính tình có vẻ sắt đá nóng nảy dễ làm mất lòng người khác. Thân có bạch hổ thì hành động dũng mãnh đôi lúc hành động làm thiệt hại hay làm người khác sợ hãi vì hành vi ngang tàng của mình.
Thí dụ thực tế : thân có tuế phá ở ngọ cư quan lộc, nô bộc cư Cung mùi, phối ở Cung tý, Mệnh ở dần có tang môn nhị hợp là tử tức ở hợi, thiên di đóng ở Cung thân. Ơ trường hợp này ta phải phối hợp hai phần 1 và 2 để tổng luận đương số là người hay lo lắng bất cứ điều gì nhưng trong thâm tâm rất yêu thương con cái. Ngoài ra đương số ở trong môi trường chống đối mới tạo lập được cuộc sống hợp với bản tính tế nhị, chăm sóc con cái cẩn thận, lúc nào cũng nghĩ đến đàn con dại nhưng bề ngoài đương số lại phải chống cự với hoàn cảnh, cần phải ghi rằng các thế nhị hợp chính chiếu vòng thái tuế có thể bị suy giảm ý nghĩa do sự hiện diện của tuần triệt hay hung tinh. Nhưng dù thế nào ý nghĩa chính cũng vẫn tập trung bao gồm những điểm bao quát trên. Thân đương số đóng ở Cung quan lộc có tuế phá lại được Cung nô bộc sinh nhập là một dịp gỡ gạc cho đương số, tuy rằng Cung phối cũng lấn lướt nhưng nhẹ nhàng. Mệnh và thân đương số cùng một phe lý thuyết đi đôi với việc làm thì còn gì tốt cho bằng. Đương số bắt tay vào việc do tính tình tế nhị của mình và hành động đả phá của mình, tuy không đạt đến tuyệt đỉnh, hơi muộn màng nhưng cũng đã thành công trên đường đời. Sự thành công này bắt nguồn từ bạn bè, người dưới giúp đỡ. Đây là một chứng minh quan niệm vòng thái tuế quan trọng nhất với cá tính, nhờ cá tính mà đi đến thành công.
Ví dụ : thân Mệnh đồng Cung tại ngọ có bạch hổ, nhị hợp là phụ mẫu ở mùi, thiên di ở tý (lá số Hàn Tín) đương số là người lời nói đi với việc làm, có nhiều hoài bão to lớn, tính tình lỳ lợm, hành vi cũng không kém phần lỳ lợm. Hành động dũng cảm chỉ có người trí dũng ôm ấp nhiều giấc mộng đạp đất và trời để từ đó tùy cơ hội mà dựng nên nghiệp lớn. Thái độ và hành động đầy chính nghĩa dù có đôi chút vị kỷ vì có sao hóa lộc thủ Mệnh hội cùng đẩu quân được bà phiếu mẫu hiểu thấy và bao bọc trong lúc hoàn cảnh cơ hàn (được phụ mẫu ở họ nhị hợp). Tiếc thay một tài hoa hiếm có như Hàn Tín mà bị trời đặt cho một Cung thiên di thua sút cho nên ra đời đã gặp nhiều hoàn cảnh thử thách, may mà thân và Mệnh đồng Cung mới đủ sức chống chọi để vươn lên với đời, nhưng rồi chung cuộc vùng vẫy cho lắm để rồi cũng thất bại với hoàn cảnh (chết vì tay mụ Lã Hậu).
Tam hợp Mệnh tài quan phối hợp qua vòng thái tuế : thế tam hợp luôn luôn đóng vai trò chủ chốt trong khoa Tử Vi, thế tam hợp kết hợp ra ngũ cục (kim mộc thủy hỏa thổ cục) cho đến các vị trí tiểu hạn an theo từng tam hợp tuổi. Rõ rệt hơn cả là thế tam hợp Mệnh tài quan là câu nói đầu tiên của người biết xem Tử Vi. Đó là một bình diện của yếu tố địa chi trong 4 yếu tố : can chi, tuổi, Mệnh, cục của 2 thành tố gia đình và xã hội. Trong lãnh vực tâm lý học với vòng thái tuế vai trò của tam hợp rất quan trọng, nó đã cho ta các vị thế để biết bề mặt trái của các vấn đề. Ơ Mệnh thân đồng Cung thái tuế tác động nhiều ở trong thế tam hợp Mệnh tài quan sự kiện này đặt cho ta một vài dữ kiện phải giải quyết như : thân Mệnh đồng Cung thân cư tài bạch hay quan lộc.
Thân Mệnh đồng Cung : tư tưởng và hành động cùng là một, lời nói đi đôi với việc làm. Người thân Mệnh đồng Cung dù ở vị thế nào của vòng thái tuế cũng vậy, luôn luôn cố phấn đấu với hoàn cảnh. Vì vậy trong trường hợp này vòng thái tuế có ý nghĩa : trời cho cha, cho hình hài để hồn nhập vào, mẹ cưu mang những đặc thái của một cá nhân, đặt để ra trong môi trường mà kể từ lúc mới sinh cho đến lúc nhắm mắt lìa đời. Hành động tức cái ta lúc nào cũng đối kháng môi trường (hoàn cảnh) sẵn có của ta. Là người quyết tâm chống lại hoàn cảnh dù thành hay bại.
Thân an tại tài bạch hay quan lộc ở đây cũng cùng một thế tam hợp với Mệnh cũng như về vòng thái tuế có vị thế đặc biệt cần ghi lại. Nếu vị thế đặc biệt tức Cung thiên di thì vị thế tam hợp Mệnh hay thân ở vị thế lấn lên hay chống đối thì mới đủ khả năng hành động vươn lên với đời. Về các điểm này xin xem các ví dụ dẫn giải ở trên và nên áp dụng một cách linh động trong tương quan bề ngoài hay nội tâm thì mới nắm được yếu quyết của vòng thái tuế. Thiệt ra mối quan hệ về vòng thái tuế qua các mối liên hệ giữa các Cung số nói trên được dẫn giải bằng đường lối dung hòa hai quan niệm dùng dịch lý trở về nguyên khoa Tử Vi và khoa học hóa cho dễ diễn đạt thích ứng vào đời sống hiện đại.
Sau hết vòng thái tuế tức là hạn, các cụ thầy bói cao niên từ xưa vẫn thường nói : hạn thái tuế. Có thể nói rằng theo lối nhận xét trên đây cho nên trong nhiều lá số ngày xưa để lại người ta thấy rằng khi an sao trên 12 Cung thì 3 vòng sau tràng sinh thái tuế và lộc tồn đều an ở phía bên dưới như tràng sinh ở giữa, thái tuế bên phải, lộc tồn bên trái.
Ý niệm về vòng thái tuế và vòng Mệnh thân : vòng thái tuế tượng trưng cho các chính thống của mình, vòng Mệnh tượng trưng cho tư tưởng của mình, vòng thân tượng trưng cho hành động của mình. Vòng thái tuế là tên của tam hợp ba Cung có tên giống địa chi năm sinh. Vòng Mệnh là tam hợp 3 Cung Mệnh tài quan. Vòng thân là tên tam hợp 3 Cung có liên quan đến Cung thân.
Sau đó ta ghi nhận ngũ hành của mỗi vòng : thân tý thìn thủy, dần ngọ tuất hỏa, tỵ dậu sửu kim, hợi mão mùi mộc.
Vòng Mệnh cùng hành với vòng thái tuế, còn vòng thân ở thế ngũ hành xung khắc là người ngụy quân tử nói ngon lành mà hành động ác độc. Vòng Mệnh và vòng thân căn cứ trên luật tam hợp. Khi Cung Mệnh đóng ở vị trí nào so với vòng thái tuế là phải nhìn vào thế tam hợp của Cung an Mệnh như vòng tha nhân đối với vòng bản tính của đương số là vòng thái tuế. Tam hợp của Cung an thân là vòng hành động của đương số biện chứng quy luật ngũ hành ta vạch trần được tác phong đương số một cách rõ ràng. Thí dụ người tuổi tỵ (vòng thái tuế là tỵ dậu sửu), Cung an Mệnh đóng ở tuất vòng tha nhân là dần ngọ tuất là hỏa, Cung an thân đóng ở tý vòng hành động là thân tý thìn là thủy. Ta lý giải ngay số người này là mẫu người ra đời bị chèn ép ngược đãi (hỏa đốt kim), chịu nhiều thua thiệt vất vả (kim sinh thủy). Vòng Mệnh cùng hành với vòng thân nhưng được vòng thái tuế sinh xuất là người hiền lành nhu nhược an phận. Vòng Mệnh sinh nhập vòng thái tuế và vòng thái tuế lại sinh xuất vòng thân là người nói hay như làm dở, nói nhiều làm ít, nhiều lý thuyết ít thực hành, dốt hay nói chữ. Nếu trong vòng thái tuế không có địa không địa kiếp đà la là người chính nhân quân tử. Nếu trong vòng thái tuế có thêm kỵ đà không kiếp là người số phận hẩm hiu, có tài mà không có thời. Nếu hai sao tả hữu đứng ở thế đối lập vòng thái tuế hay ở thế sinh nhập vòng thái tuế là hạng hữu tài vô hạn làm điều khuấy đảo thiên hạ. Thí dụ tuổi ngọ vòng thái tuế là hỏa có hai sao tả hữu đồng Cung ở mùi thì dù có không kiếp địa kỵ hay không cũng là hạng lưu manh lừa đảo.
Chữ thời với vòng thái tuế : vòng thái tuế ngoài ý nghĩa cho biết thời may vận tốt 10 năm, nó còn Cung cấp một đức tính quí báu là tìm biết tính của con người, cũng như thử thách đương số trong sinh hoạt hàng ngày. Ta cần để ý về tuổi âm nam dương nữ như sau : trước khi tới thời kỳ 10 năm của thái tuế thì đã gặp 10 năm của vòng thiếu dương phúc đức tử phù. Tuổi dương nam và âm nữ lại gặp 10 năm của vòng thiếu dương sau khi đã được hưởng 10 năm của vòng thái tuế quan phù bạch hổ.
Cả hai cách cùng cho ta thấy : xét luật ngũ hành thì vòng thiếu dương phúc đức tử phù ở thế lấn so với vòng thái tuế quan phù bạch hổ. Thí dụ tuổi tuất dương nam thì vòng thái tuế là hỏa, còn vòng của thiếu dương là mộc, mộc sinh hỏa có nghĩa là mình đang gặp thuận lợi để lấn tới, lấy thời gian mộc để dưỡng cái ta, hỏa lợi thì có lợi thật nhưng luật thừa trừ đã xuất hiện để ổn định sự bất công. Cho nên ai bước vào thời kỳ này (vòng thiếu dương) sẽ gặp phải sao thiên không ở đồng Cung với thiếu dương, đó là một nét thâm thúy và đầy nhân văn tính nhất của khoa Tử Vi. Ở đời không nên tham vọng điều gì quá đáng vì sẽ gặp thiên không ở cuối đường hầm (hạn thiên không ai biết xem Tử Vi đều biết rõ tác dụng khủng khiếp của nó).
Cụ Thiên Lương đã triển khai vòng thái tuế về tầm quan trọng của nó giúp cho người xem cũng như người học Tử Vi nhận biết đại vận hên xui. Đại cương Cung nào chứa vòng tam hợp của thái tuế quan phù bạch hổ thì đại hạn 10 năm của Cung đó là thời vận tốt.
Thí dụ như Mệnh tại dậu, tuổi mão âm nam kim cục thì theo chiều nghịch Cung dậu từ 4 – 13, Cung thân 14 – 23, Cung mùi 24-33 (vòng thái tuế), do đó 10 năm đại vận 24 – 33 là lúc thịnh thời gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên tùy theo tam hợp của vòng thái tuế, nếu gặp đầu Cung có thái tuế là đắc thời một cách chính đáng, quan phù là đắc thời trong sự tính toán và bạch hổ là đắc thời trong sự làm việc vất vả. Cho nên người có số Tử Vi thấy đến đại vận của vòng thái tuế kể như đến hồi thái lai thoải mái. Nhưng có một đặc điểm ly kỳ là nếu tiểu vận tới cung chứa vòng thái tuế lại phải đề phòng sự thiệt thòi đưa tới : tiểu vận đến Cung chứa sao quan phù đề phòng thị phi miệng tiếng ; tiểu vận đến Cung chứa sao bạch hổ đề phòng đau ốm tai nạn.
Nói tóm lại đại vận của vòng thái tuế là hên, tiểu vận là xui.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét